Người Nuôi Gia Cầm Khốn Đốn Vì Ảnh Hưởng Của Dịch Bệnh

Những ngày gần đây, liên tục có thêm các tỉnh, thành phố công bố xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm. Tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) nói riêng cũng như cả tỉnh nói chung, công tác phòng chống dịch đang được tích cực triển khai nhưng giá cả và sức mua mặt hàng này đã tụt dốc, khiến người nuôi lỗ nặng.
Chúng tôi đến trang trại nuôi gà gần 4 ngàn con của ông Nguyễn Văn Phúc – thôn Tiến Thạnh, xã Tiến Lợi vào lúc đàn gà đã quá tuổi xuất chuồng nhưng chưa bán được. Ông Phúc cho biết, ông nhận nuôi gà gia công cho Công ty cổ phần CP Việt Nam từ 14 năm nay, nhưng chưa lúc nào tình hình lại khó khăn như hiện tại.
Tính đến ngày 4/3 là thời điểm đàn gà giống CP 707 của ông đã quá tuổi xuất chuồng đúng 13 ngày nhưng mới chỉ bán được 700 con/tổng đàn 4.000 con. Số gà còn lại vẫn chưa có đầu ra. Mỗi ngày, trang trại nuôi gà này phải chi khoảng 7,2 triệu đồng tiền thức ăn để duy trì đàn.
Những khó khăn tại trang trại gia cầm của ông Phúc cũng là tình hình chung của nhiều hộ chăn nuôi hiện nay. Mặc dù thời điểm hiện tại, TP Phan Thiết cũng như cả tỉnh nói chung vẫn chưa xảy ra dịch cúm, nhưng tâm lý của nhiều người tiêu dùng vẫn hết sức dè dặt khi lựa chọn các sản phẩm của gia cầm để sử dụng. Tại các chợ, siêu thị, thịt gà, vịt, bồ câu đều tiêu thụ chậm so với thời điểm trước khi bùng phát dịch trên cả nước.
Sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh khiến cho người chăn nuôi lao đao. Hiện tại, giá thịt gà khi xuất chuồng tại Phan Thiết đã lỗ từ 15 đến 20% giá thành sản phẩm. Riêng gà công nghiệp có thời gian tăng trưởng 60 ngày thì người nuôi chỉ bán được với giá 27 ngàn đồng/kg, so với giá sản phẩm là 40 ngàn đồng/kg. Tức người nuôi phải chịu lỗ khoảng 13 ngàn đồng/kg. Hiện nay, nếu bán đúng ngày xuất chuồng thì người chăn nuôi bị lỗ vốn, còn nếu cầm cự thì lại tốn chi phí khá cao để duy trì đàn.
Để hỗ trợ người chăn nuôi đối phó với nguy cơ lây lan của dịch cúm gia cầm, các phòng ban của TP Phan Thiết đang triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch. Vào chiều 4/3, UBND thành phố đã tổ chức hội nghị đánh giá công tác quản lý hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm.
Trong đó, để sát cánh cùng người chăn nuôi, TP Phan Thiết sẽ tăng cường việc kiểm tra các cơ sở giết mổ gia cầm tập trung. Giám sát, kiểm tra các sản phẩm gia cầm nhập về các chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố.
Để khắc phục ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, hiện nay các cơ sở chăn nuôi đang tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch, không để mầm móng bệnh xuất hiện. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều hộ nuôi cũng đang tích cực tìm đầu ra sản phẩm thông qua nhiều kênh phân phối trong và ngoài tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây xuất khẩu gạo thơm liên tục tăng. Nếu năm 2010 chỉ mới đạt trên 200.000 tấn thì năm 2011 tăng hơn gấp đôi, đạt 460.000 tấn. Năm 2012, con số này là trên 600.000 tấn và năm 2013 đạt tới trên 900.000 tấn.

Bà Đào Thị Hiệp, ngụ xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có 2.500 m2 cải thảo to đẹp nhưng không bán được đành chặt bỏ. Ông Phạm Đình Thông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Thạnh cho biết trên địa bàn xã hiện có hơn 1.000 ha rau củ các loại nông dân phải cắt cho bò ăn hoặc cày làm phân xanh.

Sản xuất giống hoa theo phương pháp cấy mô (invitro), xuất khẩu sang nhiều nước trong đó có cả “Vương quốc hoa” Hà Lan thu về 2 triệu USD/năm, đó là thành công của Công ty CP công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt.

Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Cầu Hai, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú Lộc thả hơn 2,5 vạn tôm giống tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khe Đập Làng, xã Lộc Bình (Phú Lộc).

Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.