Người nuôi gà công nghiệp đang bị lỗ nặng
Ngày 13/8, tại Đồng Nai, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã làm việc với Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai để nghe báo cáo thông tin liên quan đến vấn đề người chăn nuôi gà công nghiệp trong khu vực bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của giá gà nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam thấp.
Tại buổi làm việc, đại diện Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho biết, trong năm 2013, thịt gà Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam bán với giá 27.000 - 28.000 đồng/kg, nhưng từ đầu năm 2015 đến nay là 17.000 - 20.000 đồng/kg.
Theo tính toán, thịt gà Hoa Kỳ khi nhập khẩu vào Việt Nam giá 20.000 đồng/kg thì giá gà sống (gà hơi) sẽ tương đương 15.200 đồng/kg. Trừ chi phí cấp đông, phân phối, vận chuyển, thuế… mỗi cân gà hơi chưa tới 10.000 đồng/kg. Trong khi, giá thức ăn của gà ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam chênh lệch không nhiều.
Đối với sản phẩm đùi gà, siêu thị tại Hoa Kỳ có giá bán tương đương là 70.000 - 80.000 đồng/kg, trong khi đùi gà đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam chưa tới 20.000 đồng/kg. Nếu như cả năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 80.000 tấn thịt gà thì 6 tháng đầu năm 2015 đã nhập khẩu tới 50.000 tấn; trong đó, 70% từ thị trường Hoa Kỳ.
Thực tế, tỉ lệ chuyển đổi thức ăn trong nuôi gà nói chung của các nước là 1,6kg thức ăn thành 1kg thịt và thức ăn chiếm 60 - 70% tổng chi phi nuôi gà. Điều đó có nghĩa, giá tối thiểu mỗi cân gà là 24.000 - 25.000 đồng. Trong khi đó, gà Hoa Kỳ khi nhập vào Việt Nam bán với giá 20.000 đồng/kg là vô lý.
Trong khi ngành chăn nuôi gà trong nước xuất chuồng 8 - 8,4 triệu con gà/tháng. Điều này có nghĩa, lượng gà nhập khẩu đã chiếm gần 40% tổng sản lượng gà công nghiệp nuôi trong nước.
Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho rằng, với sản lượng nhập khẩu và giá thấp như hiện nay, ngành chăn nuôi gà trong nước đang đứng bên bờ vực phá sản.
Ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho rằng, các thành viên của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam đang quản lý trên 5.000 trang trại. Trung bình mỗi trang trại vay ngân hàng là 3 tỉ đồng. Như vậy, các trang trại đang vay ngân hàng lên đến 15.000 tỉ đồng. Nếu tình trạng thua lỗ kéo dài như hiện nay, nguy cơ các trang trại đóng cửa là hoàn toàn có thể xảy ra.
Tại buổi làm việc với Cục Quản lý cạnh tranh, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải siết chặt nhập khẩu thịt gà đông lạnh như hiện nay.
Hiệp hội ủng hộ việc nhập khẩu, tuy nhiên phải nhập thịt gà nguyên con chứ không phải từng bộ phận như hiện nay, bởi lãnh đạo ngành nông nghiệp cho rằng, người dân Hoa Kỳ chỉ ăn ức gà, các bộ phận khác được xem như phế phẩm.
Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, những ý kiến phản ánh, kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai sẽ được ghi nhận và báo cáo lên Bộ Công Thương; đồng thời có ý kiến, xin phép Chính phủ trong vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm

Người dân làng Phước Yên (xã Quảng Thọ, Quảng Điền, TT- Huế) đang có cuộc sống sung túc nhờ cây rau má. Người đi tiên phong trồng rau má là anh Cao Quảng Thiện.

Hội Làm vườn Cao Bằng đã giúp nhiều hội viên thoát nghèo. Không những vậy, Hội còn tập trung chú trọng xây dựng những mô hình sản xuất hàng hóa, cho thu nhập cao làm điểm học tập cho hội viên

Đến tỉnh Bến Tre vào những ngày cuối năm, đâu đâu cũng thấy người dân trồng bưởi da xanh hồ hởi, phấn khởi cười nói râm ran, bàn về cách chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, cách thu hoạch bưởi vào thời điểm nào bán được giá…

Qua theo dõi và chắt lọc sau nhiều năm nuôi cá, bác Thểu nhận thấy trong các loài cá truyền thống thì con trắm đen có nhiều triển vọng cho con đường làm giàu, vì nó vừa có trọng lượng lớn, thịt chắc ngon ngọt, lại đang phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường.

Có thể căn cứ vào độ phì nhiêu và lượng chất dinh dưỡng trong đất có thể cung cấp cho cây trồng mà bón phân. Ví dụ, đất chua phèn thường thiếu lân, đất cát thiếu kali, đất đỏ thiếu lưu huỳnh. Hoặc căn cứ vào độ pH của đất để chọn loại phân thích hợp. Đất chua nên bón phân lân nung chảy hoặc bột Apatit, hạn chế sử dụng các loại phân gây chua (SSP, SA, K2SO4…).