Người nuôi cá tầm lao đao vì cá nhập lậu

Cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi) được nuôi thử nghiệm tại Lâm Đồng từ năm 2006 và phát triển khá tốt. Lâm Đồng đang nhanh chóng xây dựng đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh đến năm 2020. Vì nhiều lý do, hiện nay các doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh trên địa bàn đã thu hẹp chỉ còn 50%.
Giá cá tầm thương phẩm hiện nay tại Lâm Đồng là 210.000 đồng/kg trong khi cá tầm Trung Quốc chỉ 160.000 đồng/kg.
Theo kế hoạch, năm 2015, tỉnh Lâm Đồng sẽ có 30 ha mặt nước nuôi cá Hồi Vân cùng 40-50 ha nuôi cá tầm với khoảng 200 lồng, nhằm đạt sản lượng 600 tấn cá hồi và 900 tấn cá tầm.
Tuy nhiên, nguy cơ bị ô nhiễm nguồn nước từ đầu nguồn cộng với việc đầu tư không hiệu quả dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ mỗi năm vài tỷ. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi công năng sang thử nghiệm nuôi cá đẻ, trong khi một số doanh nghiệp khác đã phải sang lại dự án hoặc treo ao.
Có thể bạn quan tâm

Đứng thứ 2 về sản lượng cung cấp cho thị trường thế giới nhưng cà phê Việt Nam lại đang đối mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là chất lượng và tính bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 8 này, đoàn công tác gồm đại diện Cục Kinh tế hợp tác, Cục Trồng trọt và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ đi khảo sát tình trạng bỏ ruộng, trả ruộng của nông dân như thông tin một số cơ quan thông tin đại chúng đăng tải thời gian qua

Thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng, năm 2007 xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Công ty CP Giống cây trồng Việt Nam đã phối hợp hướng dẫn cho hơn 200 hộ nông dân thử nghiệm trồng ngô lai giống 8416 trên địa bàn ấp Tân Rú.

Cùng với tôm giống kém chất lượng, phân vân giữa chọn đối tượng tôm sú hoặc thẻ chân trắng, người nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau còn đối mặt với những khó khăn về hạ tầng, môi trường nước bị ô nhiễm, thiếu vốn, dịch bệnh trên tôm hoành hành. Đó là nguyên nhân làm cho nghề nuôi tôm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Tính đến ngày 5-8, Công ty Lương thực Tiền Giang đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo hè thu năm 2013. Cụ thể: thu mua tổng cộng 34.439 tấn quy gạo/32.000 tấn, đạt 107,62% chỉ tiêu được giao. Trong đó chỉ tiêu do Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao mua 8.000 tấn quy gạo/8.000 tấn (đạt 100%); chỉ tiêu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam giao mua 26.439 tấn quy gạo/ 24.000 tấn (đạt 110,16%).