Người Nuôi Bò Có Lãi Ở Phú Yên

Trong khi người nuôi heo và gia cầm lại gặp khó khăn thì người nuôi bò ở Phú Yên thu lãi lớn vì giá thịt bò đang ở mức cao, thị trường tiêu thụ rộng. Những hộ nuôi bò ở các địa phương đang đầu tư phát triển đàn.
Từ đầu năm đến nay, giá thịt heo liên tục giảm, đang ở mức dưới giá thành sản xuất thì giá thịt bò ổn định ở mức khoảng 150.000 đồng/kg nên những hộ chăn nuôi bò lại ăn nên làm ra. Ông Võ Văn Phụng ở xã An Phú (TP Tuy Hòa) cho biết: Gia đình tôi nuôi 3 con bò lai, vừa rồi xuất bán thu được gần 100 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 10 triệu đồng.
Còn ông Nguyễn Đoàn Phi ở xã Hòa Định Tây (Phú Hòa) thì cho biết: Lợi nhuận từ nuôi bò khá cao nên mới đây vợ chồng tôi quyết định mua thêm 5 con bò nữa để tăng đàn, số bò này sẽ được vỗ béo để bán vào dịp tết vì thời điểm này giá thịt bò sẽ còn cao hơn nữa. Nuôi bò lai có lãi nên hiện nay các gia đình nuôi bò đầu tư chăm sóc đàn rất chu đáo. Ngoài rơm rạ, cỏ voi…, người nuôi còn nấu cháo cám gạo, bã hèm (bã nấu từ bia) cho bò ăn thêm. Theo Trạm Thú y huyện Phú Hòa, hiện nay nghề nuôi bò của địa phương phát triển khá mạnh với tổng đàn khoảng 17.000 con, hầu hết là bò lai. Đa số các gia đình nuôi bò đều có chuồng trại kiên cố, trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn xanh thường xuyên.
Ngoài ra bò còn được bổ sung các loại cám gạo, nước muối và được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin.
Hiện thị trường tiêu thụ thịt bò đang rộng mở giúp cho người nuôi yên tâm khi đầu tư. Ông Thái Văn Hùng ở xã Hòa Quang Bắc (Phú Hòa) cho biết: Mỗi khi muốn bán bò, chúng tôi chỉ cần đánh tiếng là có thương lái tìm đến tận nơi để mua; hầu hết được đưa vào miền Nam để tiêu thụ. Theo ông Ba Sang, một thương lái chuyên mua bò ở Hòa An, thường thì mỗi tuần ông đi 2 chuyến với khoảng 15 con bò thịt vào Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh để cung cấp cho bạn hàng.
Từ đầu năm đến nay bò không xuất hiện các loại dịch bệnh nguy hiểm nên người nuôi rất phấn khởi. Bà Trần Thị Lại ở xã Hòa Quang Bắc nói: Việc nuôi bò lo nhất là bị bệnh lở mồm long móng nhưng được Nhà nước cấp vắc xin miễn phí để tiêm phòng, khi bò bệnh thì cán bộ thú y hướng dẫn cách điều trị. Khi bò mất giá, chúng tôi có thể nuôi thêm vài tháng hoặc một năm nữa chứ không phải xuất chuồng như nuôi heo hay các loại gia cầm. Nghề nuôi bò thịt phát triển kéo theo thị trường bò giống cũng sôi động không kém, mỗi con bò giống một năm tuổi, có giá từ 15 - 17 triệu đồng.
Hiện nay, ở vùng đồng bằng, nhiều hộ chăn nuôi đang đầu tư thâm canh và mở rộng quy mô đàn hoặc chuyển đổi từ chăn nuôi heo, vịt… sang nuôi bò nhất là ở các huyện Phú Hòa, Tuy An… vì lợi nhuận từ nuôi bò ổn định và ít rủi ro hơn so với các vật nuôi khác.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng

Xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà) có diện tích nuôi thả cánh kiến lớn nhất trong toàn huyện Mường Chà với diện tích nuôi thả 350ha. Giai đoạn 2005 – 2012, giá cánh kiến ổn định và có lúc tăng cao, mỗi ki lô gam cánh kiến giá từ 70.000 – 250.000 đồng, tùy từng thời điểm.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình cù lao giáp biển, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) trong thời gian qua. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh, thiếu quy hoạch, công tác quản lý môi trường còn khó khăn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trên lĩnh vực này là điều khó tránh khỏi.

Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Vinafruit cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đạt gần 73,5 triệu đô la Mỹ, trong khi, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc là 57,5 triệu đô la Mỹ. Đây là bước tăng khá lớn vì cùng kỳ năm 2013, giá trị mặt hàng rau quả của Trung Quốc vẫn cao hơn so với Thái Lan.