Khởi công xây dựng trang trại nuôi lợn nái quy mô 300 con

Dự án do ông Trần Minh Quế làm chủ đầu tư, có tổng diện trên 40ha, số vốn đầu tư giai đoạn 1 trên 12 tỷ đồng, quy mô 300 con lợn nái, dự kiến mỗi năm cung ứng 6.000 con giống thương phẩm cho hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ liên kết với doanh nghiệp thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã rên địa bàn huyện.
Dự kiến trang trại sẽ hoàn thành và thả giống vào tháng 4/2016; đến cuối năm 2016 sẽ có lợn giống cung ứng cho chăn nuôi.
Sau giai đoạn 1, dự án tiếp tục nâng mức đầu tư và quy mô chăn nuôi lợn nái nhằm đáp ứng nhu cầu lợn giống trên địa bàn huyện và địa phương lân cận.
Được biết, đây là trại lớn nái thứ 3 trên địa bàn huyện Vũ Quang được triển khai xây dựng. Trước đó 2 trại lợn nái ở xã n Phú đã đi vào hoạt động với quy mô 1.100 con.
Nhờ các chính sách khuyến khích trong chăn nuôi lợn, đến nay, huyện Vũ Quang đã thành lập 10 tổ hợp tác với 92 hộ tham gia nuôi 2.040 con/lứa.
Việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn đã góp phần đáng kể trong nâng cao thu nhập cho các nông hộ, góp phần xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũ Quang.
Có thể bạn quan tâm

Các giống mía khác cũng có giá thu mua cơ bản 10CCS 900.000 đồng/tấn, có mức trợ giá tương tự hai giống mía trên nhưng mức bảo hiểm chữ đường thấp hơn. Cụ thể, từ đầu vụ thu hoạch đến trước tết Nguyên đán là 8CCS, sau tết là 8,5CCS.

Vừa về đến cánh đồng thôn, đã nghe người dân ở đây than thở 2 tháng qua, nhiều hộ chỉ biết ra đồng nhổ cỏ, phun thuốc cứu rau. Trên cánh đồng chuyên canh rau má, nhiều thửa ngập màu vàng, có những vùng trơ cả đất vì sâu ăn hết lá, số khác cũng nổi những chấm đen trên lá khiến rau khó bán, thương lái ép giá.

Ông Nguyễn Công Thừa - Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Đà Lạt), cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, HTX đã cung cấp ra thị trường 37 ngàn tấn rau, củ, quả các loại, với tổng doanh thu 147 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch năm.

Đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cơ bản thu hoạch xong 8.100ha lúa Thu đông; bà con tiếp tục vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị xuống giống cho vụ Đông xuân 2014 - 2015.

Mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng VietGAP được Bộ NN-PTNT triển khai từ năm 2008. Tại Phú Yên, mô hình này do thạc sĩ Trương Văn Tuấn, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, làm chủ nhiệm dự án, đến nay đã chuyển giao kỹ thuật, quy trình sản xuất cho hàng trăm hộ nông dân.