Người Nông Dân Mê Làm Giàu

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bắc Giang, nhưng nơi ông Nguyễn Đức Tiến (65 tuổi) lập nghiệp là ấp 3, xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai). Nhìn cơ ngơi, tài sản hiện có của người nông dân này, mấy ai biết được khi khởi nghiệp ông chỉ có hai bàn tay trắng.
Vừa chăm sóc giàn thanh long trĩu quả, ông Tiến vừa kể lại: “Năm 1984, vì gia cảnh nghèo đói nên tôi quyết định đưa gia đình vào Đồng Nai lập nghiệp. Làm lụng một thời gian dài, tích góp được chút ít vốn liếng, tôi đã mua 3 hécta đất nông nghiệp để trồng mì và điều. Nhờ đó, gia đình 6 miệng ăn không bị thiếu đói. Càng về sau, thu nhập càng được cải thiện nên gia đình tôi có của ăn của để”.
Ông Tiến không đơn thuần là người cần cù, chăm chỉ mà còn là người nhanh nhạy, nắm bắt được xu thế phát triển. Năm 2009, khi người dân ở Đồng Nai còn lạ lẫm với cây thanh long thì ông đã lặn lội ra Bình Thuận mua 400 gốc cây thanh long ruột trắng về trồng thử nghiệm. Hợp đất, hợp khí hậu nên thanh long phát triển nhanh và sớm cho thu hoạch.
Những năm sau đó, thanh long ruột đỏ có sức tiêu thụ lớn, giá trị kinh tế cao nên ông tiếp tục mở rộng diện tích thêm 1 hécta trồng trên 1 ngàn gốc thanh long loại này. “Mát tay” trồng trọt nên mỗi năm 1,4 hécta thanh long trắng và đỏ của ông Tiến cho thu hoạch từ 50 - 60 tấn. Trừ các khoản chi phí, ông lãi ròng khoảng gần 600 triệu đồng/năm.
Làm kinh tế giỏi nên ông Tiến luôn được người dân mến mộ. Nông dân trong và ngoài huyện cũng tìm đến vườn của ông để học hỏi kinh nghiệm. Những lần như vậy, ông lại nhiệt tình hướng dẫn, tặng tài liệu, thậm chí còn đến tận vườn của người học để hướng dẫn cách trồng và chăm bón.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích hơn 19 ngàn ha, doanh thu đạt hơn 20 ngàn đôla mỗi năm, thanh long là loại cây trồng đang mang lại nguồn thu nhập rất lớn và ổn định cho người dân, là một trong những cây trồng chủ lực và có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Bình Thuận.

Khác với vẻ tĩnh mịch của không gian ven sông Cẩm Lệ trước đấy, thì nay có thể dễ dàng bắt gặp ngay không khí nhộn nhịp, vui vẻ, với hoạt động chăm sóc, thu hoạch rau của bà con nông dân nơi đây từ lúc tờ mờ sáng.

Do ảnh hưởng của thời tiết, làm 6.000m2 quýt hồng của ông Lê Ngọc Bích ngụ xã Tân Phước, huyện Lai Vung bị rụng gần hết. Bao nhiêu công sức, tiền của tập trung cho mùa quýt mới coi như đổ sông, đổ biển. Sau vụ quýt bị thất bại, ông Bích tìm cách để vớt vát lại. Ông mua màng phủ nông nghiệp che toàn bộ các gốc quýt đã bị rụng bông này nhằm tránh mưa và xử lý cho ra hoa tiếp.

Ông Võ Văn Nam, cư ngụ tại ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành - một trong những nơi được xem là "phát tích" của cây vú sữa Lò Rèn - thương hiệu cây ăn quả độc đáo của Tiền Giang đang được khẳng định trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Vào những ngày này, bà con các xã Mường Phăng, Pa Khoang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang thu hoạch đào Pháp trong niềm vui phấn khởi vì đào được mùa, được giá.