Người Nông Dân Làm Giàu Từ Sản Xuất Lúa Giống

Là nông dân tiên phong trong sản xuất lúa giống, anh Trần Ngọc Minh, 36 tuổi, thôn La Chữ, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước) vươn lên làm giàu từ cây lúa.
Anh cho biết, năm 2005, Công ty Giống cây trồng Nha Hố hợp đồng HTX Dịch vụ Nông nghiệp La Chữ sản xuất lúa giống, gia đình anh đăng ký tham gia. Do dịch sâu lăng chích gốc, vụ lúa giống đầu tiên thất bại, công ty ngừng hợp đồng với HTX. Không từ bỏ ý định sản xuất lúa giống, năm 2006, anh thuyết phục lãnh đạo Công ty tiếp tục sản xuất lúa giống.
Được sự đồng ý của công ty, anh ký hợp đồng nhận giống nguyên chủng gieo cấy trên diện tích 4 ha của gia đình. Kết quả cho thấy, chất lượng hạt giống tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năng suất bình quân 6 tạ/ sào. Mỗi năm 2 vụ, sản lượng trung bình đạt 36 tấn/vụ. Đầu ra lúa giống tương đối ổn định, giá cao so với lúa thường. Công ty Giống cây trồng Nha Hố thu mua từ 5.800 – 6.000 đồng/ kg, trừ các chi phí, mỗi vụ gia đình anh Minh thu về gần 100 triệu đồng.
Khác với gieo cấy lúa thông thường, lúa giống cần chăm sóc kỹ hơn. Nông dân phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện, phòng trừ sâu bệnh. Trong sản xuất lúa giống, khử lẫn là khâu rất quan trọng bắt buộc thực hiện, loại bỏ những cây khác giống để đảm bảo hạt giống đạt tiêu chuẩn quy định. Để sản xuất hiệu quả, anh tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa giống, không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm qua các vụ sản xuất.
Đến nay, gia đình anh Minh mở rộng diện tích lên 6 ha, gieo cấy các giống lúa chủ yếu như ML202, TH41. Ngoài ra, anh còn hợp đồng với Công ty Giống cây trồng Nha Hố sản xuất một số giống khác như bắp, bông vải. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Trần Ngọc Minh tạo dựng uy tín của mình trong sản xuất giống tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Khi TPP có hiệu lực, 8/12 nước cam kết xóa thuế nhập khẩu gạo ngay lập tức, trong khi mức thuế này đang ở mức 40%.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020."

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi được coi là ngành kinh tế bị tổn thương nhiều nhất khi TPP có hiệu lực, bởi lẽ, đây là ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn của nước ngoài và thiếu sự liên kết bền vững.

Khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn thị trường chung rộng lớn với gần 800 triệu người tiêu dùng và 40% GDP toàn cầu.

Tái cơ cấu nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến.Thực tế cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp nước ta có quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình nên rất khó khăn khi cạnh tranh với các nước trên thế giới.