Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nông Dân Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Nấm

Người Nông Dân Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Nấm
Ngày đăng: 11/06/2013

Các lớp tập huấn Khuyến nông thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực mở ra nhiều hướng làm giàu mới cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mô hình trồng nấm của chị Nguyễn Thị Tâm ở tổ 19, phường Đống Đa, thành phố Pleiku là một mô hình như thế. Năm 2007, chị được tham gia lớp tập huấn Khuyến nông về kỹ thuật trồng nấm. Nhận thấy trồng nấm là một nghề còn mới trên địa bàn, nguồn nấm bán chủ yếu lấy từ các tỉnh khác nên giá còn cao, trong khi đó nhu cầu dùng nấm là thực phẩm đang là xu hướng hiện nay. Từ niềm đam mê với cây nấm cộng với mong muốn thoát nghèo nên chị đã đi học hỏi kinh nghiệm các mô hình ở Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh… Chị đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia kỹ thuật thuộc Viện Giống cây trồng Miền Nam.

Chị tâm sự: trồng nấm ở Gia Lai có nhiều lợi thế, thứ nhất là điều kiện thời tiết ở đây khá ổn định quanh năm, nhiệt độ không quá lớn nên thích hợp cho nấm sinh trưởng và phát triển. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu để trồng nấm phong phú, rẻ tiền, chị sử dụng nguyên liệu là mùn cưa cao su. Trồng nấm không quá khó, điều quan trọng là phải cẩn thận trong từng khâu kỹ thuật để đảm bảo nấm nở đều, đẹp. Qua ba năm kinh nghiệm, giờ chị đã nắm vững kỹ thuật trồng các loại nấm rơm, nấm mèo, nấm sò, linh chi,… hàng tháng lợi nhuận từ trồng nấm của gia đình chị khoảng từ 7- 10 triệu. Lợi nhuận từ trồng nấm một phần chị dành vào đầu tư xây dựng củng cố và mở rộng hệ thống nhà trồng nấm.

Chị Tâm đã trở thành gương điển hình làm ăn của phụ nữ thành phố, mô hình được nhiều bà con đến học tập kinh nghiệm. Chị luôn nhiệt tình chỉ bảo kỹ thuật cho mọi người với mong muốn mô hình được nhân rộng và trồng nấm sẽ giúp nhiều người làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Đồ Gỗ Tăng Mạnh Xuất Khẩu Đồ Gỗ Tăng Mạnh

Nhân kỷ niệm 55 Ngày truyền thống ngành Lâm nghiệp (28/11/1959-28/11/2014), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm nay có khả năng đạt 6,2 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so 5 năm trước (năm 2009 đạt 2,8 tỷ USD), độ che phủ rừng đạt 41%.

03/12/2014
Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gia Súc Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gia Súc

Hiện nay, Tiền Giang phát triển chăn nuôi heo theo hướng bền vững thông qua việc chuyển giao cho nông dân những tiến bộ kỹ thuật mới, giúp tăng được hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi, giải quyết được ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt heo thương phẩm trên thị trường.

10/07/2014
Phát Triển Cây Cà Phê Theo Nhóm Hộ Giúp Nông Dân Canh Tác Bền Vững Phát Triển Cây Cà Phê Theo Nhóm Hộ Giúp Nông Dân Canh Tác Bền Vững

Cách thức tập huấn được các cán bộ chuyên môn lựa chọn những phương pháp gần với thực tế, dễ hiểu, phù hợp với từng thành viên trong các nhóm và phù hợp với mùa vụ của cây cà phê, từ đó các thành viên tham gia tập huấn có thể dễ dàng áp dụng những kỹ thuật tiếp thu được ngay tại vườn rẫy của gia đình. Chỉ sau 1-2 năm, năng suất cà phê của các hộ tham gia dự án đã tăng từ 3-10 lần so với trước.

03/12/2014
Hội Thảo Hỗ Trợ Kỹ Thuật Và Xúc Tiến Đầu Tư Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Hội Thảo Hỗ Trợ Kỹ Thuật Và Xúc Tiến Đầu Tư Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

Tham dự hội thảo có các Bộ ngành Trung ương, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh cùng đại diện các doanh nghiệp tiêu biểu chuyên sản xuất các ngành hàng mà nội dung Đề án tái cơ cấu hướng đến. Đặc biệt, hội thảo còn có sự tham dự của Tập đoàn phát triển nông thôn Hàn quốc, Tổ chức JI-CA Nhật Bản và Dự án VnSAT của Ngân hàng Thế giới WB.

03/12/2014
Trên 227 Ha Tiêu Bị Bệnh Héo Chết Nhanh Trên 227 Ha Tiêu Bị Bệnh Héo Chết Nhanh

Hiện tại, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh đã chỉ đạo các trạm bảo vệ thực vật các huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT dự báo tình hình phát sinh bệnh héo chết nhanh và đề xuất các biện pháp phòng trừ.

03/12/2014