Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người nặng lòng với đặc sản quê nhà

Người nặng lòng với đặc sản quê nhà
Ngày đăng: 16/09/2015

Để thoát khỏi cảnh loay hoay chưa tìm ra phương thức sản xuất, anh Chiến tham gia lớp dạy nghề do tỉnh Hậu Giang tổ chức với sự hướng dẫn của các cán bộ thủy sản Trường Đại học Cần Thơ. Sau khóa học, cơ may đã đưa anh Chiến đến với nghề nuôi và sản xuất con giống thủy sản.

Năm 2004, anh đã mạnh dạn áp dụng phương pháp làm giống cá thát lát để cung cấp cho địa phương và các xã lân cận. “Bước đầu gặp nhiều khó khăn, thất bại và lỗ vốn, không nản chí tôi đã nhờ các thầy ở khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ giúp đỡ. Cũng nhờ may mắn và kiên trì,cá giống bán ra thị trường ngày càng có uy tín, hiệu quả kinh tế cũng tăng dần” – anh Chiến bộc bạch.

Anh Chiến đang kiểm tra thành phẩm khô cá sặc rằn.

Năm 2007, anh Chiến chủ động mở rộng trang trại giống ép thêm cá sặc rằn để bán ra thị trường. Không những tiếp cận được thị trường tại địa phương, hiện nay anh Chiến còn xuất bán cá giống ra khắp các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long.

Anh Chiến chia sẻ: “Trong quá trình giao hàng tại các tỉnh, tôi nhận thấy đặc sản cá thát lát tẩm gia vị của Hậu Giang rất được thị trường ưa chuộng. Từ nhu cầu của người tiêu dùng, tôi mạnh dạn đầu tư vào mặt hàng này và lại một lần nữa gặp may mắn khi có được thị trường khá ổn định”.

Hiện cơ sở của anh Chiến có 10 ao nuôi cá thát lát và sặc rằn với số lượng cá giống bán ra thị trường lên đến khoảng 1 triệu con/năm. Tổng thu nhập từ mô hình của anh Chiến tăng dần qua các năm.

Chỉ tính riêng sản phẩm từ các thát lát, năm 2011 doanh số đạt gần 500 triệu đồng, đến nay con số này khoảng 800 triệu đồng/năm, trừ chi phí, lợi nhuận thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, mỗi năm anh Chiến xuất ra thị trường khoảng 70 - 100 tấn khô cá sặc rằn.

Với cơ sở sản xuất của mình, anh Chiến tạo việc làm cho 50 lao động với mức lương từ 3-5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, anh còn là một nông dân tích cực đóng góp xây dựng cầu đường, giao thông nông thôn và tham gia nhiều công tác xã hội khác.


Có thể bạn quan tâm

Hà Nội Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Hợp Tác Xã Chăn Nuôi Hà Nội Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Hợp Tác Xã Chăn Nuôi

Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo quy mô lớn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tăng cường phát triển các Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi nhằm nâng cao ý thức của người dân từ khâu tổ chức sản xuất, quản lý trang trại đến bao tiêu sản phẩm.

22/10/2013
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ếch Thái Trong Lồng Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ếch Thái Trong Lồng

Thời gian gần đây, mô hình nuôi ếch Thái trong lồng được nhiều nông dân xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu) áp dụng. Do vốn đầu tư ít, dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao nên ngày càng có nhiều nông dân áp dụng mô hình này.

23/10/2013
Quảng Trị Ngăn Chặn Dịch Lở Mồm Long Móng Quảng Trị Ngăn Chặn Dịch Lở Mồm Long Móng

Sau 2 cơn bão số 10 và 11, dịch lở mồm long móng gia súc đã phát sinh tại 7 xã, phường của huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, thị xã Quảng Trị và TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Ước tính có 105 con trâu bò và 1 con lợn mắc bệnh.

23/10/2013
Tỉ Phú Dưới Chân Đồi Gò Loi Tỉ Phú Dưới Chân Đồi Gò Loi

Những ngày công tác ở vùng trung du Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện đẹp như cổ tích về những tỉ phú “chân đất” đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là người trưởng thôn đa năng, đa tài Mai Văn Rõ (52 tuổi), ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.

23/10/2013
Khánh Hòa: Lãi Cao Từ Nuôi Cua Xanh Kết Hợp Cá Măng Khánh Hòa: Lãi Cao Từ Nuôi Cua Xanh Kết Hợp Cá Măng

Mô hình nuôi cua xanh kết hợp với cá măng theo phương pháp cải tiến nuôi đìa vùng nước lợ đang mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Nguyễn Thụ ở phường Vĩnh Phước, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

24/10/2013