Người nặng lòng với đặc sản quê nhà

Để thoát khỏi cảnh loay hoay chưa tìm ra phương thức sản xuất, anh Chiến tham gia lớp dạy nghề do tỉnh Hậu Giang tổ chức với sự hướng dẫn của các cán bộ thủy sản Trường Đại học Cần Thơ. Sau khóa học, cơ may đã đưa anh Chiến đến với nghề nuôi và sản xuất con giống thủy sản.
Năm 2004, anh đã mạnh dạn áp dụng phương pháp làm giống cá thát lát để cung cấp cho địa phương và các xã lân cận. “Bước đầu gặp nhiều khó khăn, thất bại và lỗ vốn, không nản chí tôi đã nhờ các thầy ở khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ giúp đỡ. Cũng nhờ may mắn và kiên trì,cá giống bán ra thị trường ngày càng có uy tín, hiệu quả kinh tế cũng tăng dần” – anh Chiến bộc bạch.
Anh Chiến đang kiểm tra thành phẩm khô cá sặc rằn.
Năm 2007, anh Chiến chủ động mở rộng trang trại giống ép thêm cá sặc rằn để bán ra thị trường. Không những tiếp cận được thị trường tại địa phương, hiện nay anh Chiến còn xuất bán cá giống ra khắp các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long.
Anh Chiến chia sẻ: “Trong quá trình giao hàng tại các tỉnh, tôi nhận thấy đặc sản cá thát lát tẩm gia vị của Hậu Giang rất được thị trường ưa chuộng. Từ nhu cầu của người tiêu dùng, tôi mạnh dạn đầu tư vào mặt hàng này và lại một lần nữa gặp may mắn khi có được thị trường khá ổn định”.
Hiện cơ sở của anh Chiến có 10 ao nuôi cá thát lát và sặc rằn với số lượng cá giống bán ra thị trường lên đến khoảng 1 triệu con/năm. Tổng thu nhập từ mô hình của anh Chiến tăng dần qua các năm.
Chỉ tính riêng sản phẩm từ các thát lát, năm 2011 doanh số đạt gần 500 triệu đồng, đến nay con số này khoảng 800 triệu đồng/năm, trừ chi phí, lợi nhuận thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, mỗi năm anh Chiến xuất ra thị trường khoảng 70 - 100 tấn khô cá sặc rằn.
Với cơ sở sản xuất của mình, anh Chiến tạo việc làm cho 50 lao động với mức lương từ 3-5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, anh còn là một nông dân tích cực đóng góp xây dựng cầu đường, giao thông nông thôn và tham gia nhiều công tác xã hội khác.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bắt đầu xuất hiện loài cá đầu sấu (hay còn gọi là cá sấu hỏa tiển, cá Phúc Lộc Thọ...). Loài cá này do các cơ sở bán cá cảnh đưa ra bán cho những người chơi cá cảnh, con nhỏ nhất giá từ 160 - 200 ngàn đồng/con, loại 400gr - 1kg có giá từ 500 - 800 ngàn đồng/con.

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

Ông Trần Văn Vinh, một trong những người gắn bó với nghề nuôi nghêu ở biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông - Tiền Giang) tâm tư: Có lẽ trong lịch sử mấy chục năm nuôi nghêu, năm nay nghêu chết nặng nhất và thiệt hại của địa phương cũng nhiều nhất.

Những năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chủ động đấu thầu diện tích bài bồi ven sông, cửa biển để nuôi sò và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những tưởng năm nay họ sẽ gặt hái được một vụ mùa bội thu, nào ngờ thời điểm này đang trong vụ thu hoạch nhưng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà tự nhiên sò bị chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho bà con.

Theo thống kê gần đây của Phòng Kinh tế TX. Gò Công, trên địa bàn thị xã hiện có 208 nhà nuôi chim yến; tập trung ở phường 1, phường 4, xã Long Chánh và Long Hòa.