Người Mỹ Gốc Âu Đã Mê Thanh Long Việt Nam

Theo một số chuyên gia thương mại, trước đây, trái thanh long Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ được tiêu thụ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, người Mỹ gốc châu Á (chủ yếu phục vụ cho việc thờ cúng).
Người Mỹ gốc Âu, Phi… chưa quan tâm tới thanh long Việt Nam. Nguyên nhân chính là do quá trình trồng thanh long Việt Nam sử dụng nhiều phân, thuốc hóa học, lại phải hái lúc còn xanh vì phải qua gần 30 ngày đi biển mới tới được nước Mỹ.
Do đó, khi thanh long tới Mỹ, vị thanh long đã bị chua, ăn không còn ngon. Nhưng mới đây, những thông tin từ Mỹ cho thấy người tiêu dùng ngoài cộng đồng gốc Việt, gốc Á, ở nước này, đã bắt đầu ăn trái thanh long Việt Nam. Đó là loại thanh long được trồng bằng phương pháp hữu cơ tại vườn ông Ba Tây (ấp Mỹ Xuân, xã Dương Xuân Hội, Châu Thành, Long An).
Do trồng hoàn toàn bằng hữu cơ, lại được vận chuyển qua đường hàng không, nên trái thanh long trong vườn Ba Tây khi tới tay người tiêu dùng Mỹ ăn vẫn ngon ngọt như mới hái chín ở Việt Nam. Nhờ đó, 12 tấn thanh long hữu cơ đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ đã được tiêu thụ hết chỉ trong vài ngày.
Trước thành công đó, Cty CP Nông nghiệp GAP (TP HCM) vừa thu mua tiếp 8 tấn thanh long hữu cơ của Ba Tây để xuất khẩu sang Mỹ. Đồng thời, Cty đã ký hợp đồng trồng thanh long hữu cơ với nhiều hộ nông dân khác ở Châu Thành (Long An), Bình Thuận, với quy mô khoảng 100 ha. Dự kiến đến tháng 5 tới, sản phẩm thanh long hữu cơ trên diện tích trên sẽ được xuất khẩu sang Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.

Ngày 14.11, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cho biết Thái Lan là quốc gia thứ 6 đồng ý bảo hộ nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee), cùng 5 nước trước đó là Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg.

New Zealand là nước có nền sản xuất nông nghiệp sạch với nhiều tiêu chí rất khắt khe về chất lượng. Đợt này phía New Zealand đã chấp nhận mua đạm Phú Mỹ với giá cao hơn các sản phẩm cùng loại của các nước khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.

Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản chiếm số lượng nhiều nhất trong nhóm đối tác nước ngoài tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 14 (AgroViet 2014), do Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức khai mạc ngày 14.11 tại Hà Nội.