Người Mỹ Gốc Âu Đã Mê Thanh Long Việt Nam

Theo một số chuyên gia thương mại, trước đây, trái thanh long Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ được tiêu thụ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, người Mỹ gốc châu Á (chủ yếu phục vụ cho việc thờ cúng).
Người Mỹ gốc Âu, Phi… chưa quan tâm tới thanh long Việt Nam. Nguyên nhân chính là do quá trình trồng thanh long Việt Nam sử dụng nhiều phân, thuốc hóa học, lại phải hái lúc còn xanh vì phải qua gần 30 ngày đi biển mới tới được nước Mỹ.
Do đó, khi thanh long tới Mỹ, vị thanh long đã bị chua, ăn không còn ngon. Nhưng mới đây, những thông tin từ Mỹ cho thấy người tiêu dùng ngoài cộng đồng gốc Việt, gốc Á, ở nước này, đã bắt đầu ăn trái thanh long Việt Nam. Đó là loại thanh long được trồng bằng phương pháp hữu cơ tại vườn ông Ba Tây (ấp Mỹ Xuân, xã Dương Xuân Hội, Châu Thành, Long An).
Do trồng hoàn toàn bằng hữu cơ, lại được vận chuyển qua đường hàng không, nên trái thanh long trong vườn Ba Tây khi tới tay người tiêu dùng Mỹ ăn vẫn ngon ngọt như mới hái chín ở Việt Nam. Nhờ đó, 12 tấn thanh long hữu cơ đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ đã được tiêu thụ hết chỉ trong vài ngày.
Trước thành công đó, Cty CP Nông nghiệp GAP (TP HCM) vừa thu mua tiếp 8 tấn thanh long hữu cơ của Ba Tây để xuất khẩu sang Mỹ. Đồng thời, Cty đã ký hợp đồng trồng thanh long hữu cơ với nhiều hộ nông dân khác ở Châu Thành (Long An), Bình Thuận, với quy mô khoảng 100 ha. Dự kiến đến tháng 5 tới, sản phẩm thanh long hữu cơ trên diện tích trên sẽ được xuất khẩu sang Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Trải qua những năm tháng chiến tranh liên miên và những biến động của xã hội, một phần do eo hẹp kinh tế, phần chạy theo cơ chế thị trường, giống gà Hồ dần bị mai một.

Trong 9 tháng đầu năm nay, tổng số lô hàng thủy sản bị cảnh báo tại các thị trường đã gần bằng cả năm ngoái (181 lô so với 187 lô). Tôm là mặt hàng bị cảnh báo nhiều nhất với 82 lô (cả năm 2014 có 86 lô tôm bị cảnh báo)...
Sáng 28-10, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) phối hợp với Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả hỗ trợ giống cà phê vối lai TRS1 phục vụ tái canh cà phê cho các tỉnh Tây Nguyên.
Theo Sở Nông nghiệp- PTNT, giai đoạn 2011 - 2015, bên cạnh các cánh đồng mẫu lớn (CĐML) do tỉnh Vĩnh Long đầu tư, từng huyện cũng đồng loạt khuyến khích nông dân triển khai nhiều mô hình tương tự.

Thời gian qua, không ít nông dân trong tỉnh Bình Phước chạy theo phong trào chặt - trồng, trồng - chặt với ý định đón đầu những mặt hàng nông sản đang “thịnh”.