Người Mường thu tiền tỷ từ trồng cam

Tới vườn cam của gia đình chị Bùi Thị Hương - người dân tộc Mường ở thôn Vỏ 1, chúng tôi thực sự ấn tượng với những cây cam sai trĩu trịt quả, dự kiến sẽ cho thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên đán năm nay.
“Gia đình tôi hiện đang có 200 cây cam lòng vàng cho thu quả năm thứ 2, trung bình thu khoảng 3 tạ quả/cây.
Nếu tính giá bán tại gốc là 24.000 đồng/kg như hiện tại thì bình quân mỗi gốc cam cũng cho thu nhập khoảng 700.000 đồng trở lên, còn tới dịp tết chắc chắn giá sẽ còn tăng cao hơn nữa” - chị Hương nói.
Trao đổi thảo luận nhóm để nâng cao tay nghề trồng cam là hoạt động thường xuyên tại xóm Vỏ 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình).
Khác với chị Hương, anh Bùi Văn Hoàn - Trưởng thôn Vỏ 1 lại trồng toàn bộ cam Canh với trên 300 gốc.
“Cam Canh của Cao Phong giờ đã có thương hiệu, giá bán trung bình khoảng 45.000 đồng/kg, đắt nhất trong các loại cam được trồng tại Cao Phong hiện nay.
Tuy nhiên, đây là loại cam khó trồng, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn trồng cam lòng vàng rất nhiều” - anh Hoàn nói.
Theo anh Hoàn, những năm gần đây cây cam đã làm thay đổi cuộc sống của người dân xóm Vỏ 1, trong đó nhiều gia đình có mức thu nhập từ 200 đến vài trăm triệu đồng/năm, cá biệt có những hộ thu nhập lên tới tiền tỷ, điều mà nông dân xóm Vỏ 1 trước đây không bao giờ dám nghĩ đến.
Đặc biệt, việc có được “bát ăn, bát để” như ngày hôm nay, rất nhiều người đã khởi nghiệp với số vốn ban đầu chỉ 3 triệu đồng.
Số là năm 2009, một nhóm nông dân cùng sở thích trồng cam tại xóm Vỏ 1 đã được thành lập với khoản hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ từ Dự án “Nâng cao năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc ít người tại Hòa Bình và Nghệ An”, được Tổ chức phát triển Nông nghiệp Đan Mạch (ADDA) triển khai cho các thành viên vay vốn xoay vòng mua giống.
Đến nay, cả nhóm đã trồng được gần 4ha cam, tương đương khoảng 2.000 cây cam các loại.
Từ khi thành lập nhóm đến nay, các thành viên đã tham gia 6 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cây có múi tại xóm do ADDA và Hội Nông dân địa phương tổ chức.
Qua đó, các thành viên đều có kiến thức kỹ thuật chuyên sâu về chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây cam; biết sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng thời điểm để đem lại hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến chất lượng cam.
Với việc phát triển trồng cam, nếu như năm 2010 thu nhập trung bình của một hộ ở xóm Vỏ 1 chỉ đạt gần 14,2 triệu đồng/năm, thì đến năm 2014, thu nhập bình quân đã tăng lên 21,6 triệu đồng/người/năm.
Cây cam đã làm thay đổi cuộc sống của người dân xóm Vỏ 1, trong đó nhiều gia đình có mức thu nhập từ 200 đến vài trăm triệu đồng/năm, cá biệt có những hộ thu nhập lên tới tiền tỷ.
Có thể bạn quan tâm

Theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai, vụ mùa 2013 thời tiết diễn biến phức tạp, nông dân trong tỉnh nên xuống giống sớm để tránh hạn cuối vụ. Thời điểm xuống giống thích hợp nhất từ ngày 5-8 đến ngày 15-8. Đồng thời, bà con nên chọn những giống ngắn ngày, năng suất cao và có khả năng kháng sâu bệnh cao.

Đứng thứ 2 về sản lượng cung cấp cho thị trường thế giới nhưng cà phê Việt Nam lại đang đối mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là chất lượng và tính bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 8 này, đoàn công tác gồm đại diện Cục Kinh tế hợp tác, Cục Trồng trọt và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ đi khảo sát tình trạng bỏ ruộng, trả ruộng của nông dân như thông tin một số cơ quan thông tin đại chúng đăng tải thời gian qua

Thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng, năm 2007 xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Công ty CP Giống cây trồng Việt Nam đã phối hợp hướng dẫn cho hơn 200 hộ nông dân thử nghiệm trồng ngô lai giống 8416 trên địa bàn ấp Tân Rú.

Cùng với tôm giống kém chất lượng, phân vân giữa chọn đối tượng tôm sú hoặc thẻ chân trắng, người nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau còn đối mặt với những khó khăn về hạ tầng, môi trường nước bị ô nhiễm, thiếu vốn, dịch bệnh trên tôm hoành hành. Đó là nguyên nhân làm cho nghề nuôi tôm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.