Người Mường thu tiền tỷ từ trồng cam

Tới vườn cam của gia đình chị Bùi Thị Hương - người dân tộc Mường ở thôn Vỏ 1, chúng tôi thực sự ấn tượng với những cây cam sai trĩu trịt quả, dự kiến sẽ cho thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên đán năm nay.
“Gia đình tôi hiện đang có 200 cây cam lòng vàng cho thu quả năm thứ 2, trung bình thu khoảng 3 tạ quả/cây.
Nếu tính giá bán tại gốc là 24.000 đồng/kg như hiện tại thì bình quân mỗi gốc cam cũng cho thu nhập khoảng 700.000 đồng trở lên, còn tới dịp tết chắc chắn giá sẽ còn tăng cao hơn nữa” - chị Hương nói.
Trao đổi thảo luận nhóm để nâng cao tay nghề trồng cam là hoạt động thường xuyên tại xóm Vỏ 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình).
Khác với chị Hương, anh Bùi Văn Hoàn - Trưởng thôn Vỏ 1 lại trồng toàn bộ cam Canh với trên 300 gốc.
“Cam Canh của Cao Phong giờ đã có thương hiệu, giá bán trung bình khoảng 45.000 đồng/kg, đắt nhất trong các loại cam được trồng tại Cao Phong hiện nay.
Tuy nhiên, đây là loại cam khó trồng, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn trồng cam lòng vàng rất nhiều” - anh Hoàn nói.
Theo anh Hoàn, những năm gần đây cây cam đã làm thay đổi cuộc sống của người dân xóm Vỏ 1, trong đó nhiều gia đình có mức thu nhập từ 200 đến vài trăm triệu đồng/năm, cá biệt có những hộ thu nhập lên tới tiền tỷ, điều mà nông dân xóm Vỏ 1 trước đây không bao giờ dám nghĩ đến.
Đặc biệt, việc có được “bát ăn, bát để” như ngày hôm nay, rất nhiều người đã khởi nghiệp với số vốn ban đầu chỉ 3 triệu đồng.
Số là năm 2009, một nhóm nông dân cùng sở thích trồng cam tại xóm Vỏ 1 đã được thành lập với khoản hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ từ Dự án “Nâng cao năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc ít người tại Hòa Bình và Nghệ An”, được Tổ chức phát triển Nông nghiệp Đan Mạch (ADDA) triển khai cho các thành viên vay vốn xoay vòng mua giống.
Đến nay, cả nhóm đã trồng được gần 4ha cam, tương đương khoảng 2.000 cây cam các loại.
Từ khi thành lập nhóm đến nay, các thành viên đã tham gia 6 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cây có múi tại xóm do ADDA và Hội Nông dân địa phương tổ chức.
Qua đó, các thành viên đều có kiến thức kỹ thuật chuyên sâu về chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây cam; biết sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng thời điểm để đem lại hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến chất lượng cam.
Với việc phát triển trồng cam, nếu như năm 2010 thu nhập trung bình của một hộ ở xóm Vỏ 1 chỉ đạt gần 14,2 triệu đồng/năm, thì đến năm 2014, thu nhập bình quân đã tăng lên 21,6 triệu đồng/người/năm.
Cây cam đã làm thay đổi cuộc sống của người dân xóm Vỏ 1, trong đó nhiều gia đình có mức thu nhập từ 200 đến vài trăm triệu đồng/năm, cá biệt có những hộ thu nhập lên tới tiền tỷ.
Có thể bạn quan tâm

Tại một số quận huyện như: Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền… lúa tươi IR50404 vụ thu đông 2014 được nhiều nông dân bán ngay tại ruộng cho thương lái ở mức 4.700-4.800 đồng/kg, còn lúa đã phơi sấy khô ở mức: 5.100-5.500 đồng/kg, tùy điều kiện giao thông. Nhiều loại lúa tươi hạt dài đang có giá 4.900- 5.100 đồng/kg; lúa phơi sấy khô có giá 5.800-5.900 đồng/kg.

Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn nổi tiếng cả nước. Năm 2013 cam sành Hàm Yên đã được vinh danh và lọt vào Top 10 loại trái cây bậc nhất Việt Nam. Để giữ vững thương hiệu cam sành Hàm Yên, toàn huyện đã và đang có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hơn 10 năm qua, cây ca cao có bước phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người nông dân. Song, cũng như các loại cây trồng khác, việc phát triển trong giai đoạn đầu trải qua không ít khó khăn, cần rút kinh nghiệm, tìm giải pháp phát triển bền vững cây trồng này trong thời gian tới.

Ông Phạm Văn Hoàng, Chi hội trưởng Chi Hội nông dân khu phố 3, phường Tân Định, TX.Bến Cát (Bình Dương) cho biết, nghề nuôi chim cút tại khu phố phát triển mạnh khoảng 4 năm trở lại đây. Để đạt hiệu quả kinh tế cao, khu phố đã thành lập Tổ chăn nuôi chim cút và nhận được sự hưởng ứng của các hộ chăn nuôi.

Sáng qua (8/9), tại Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực phẩm Cu Ba – bà Maria Del Carmen Concepcion Gonzalez, nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp.