Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Kiên Giang Đầu Tiên Sản Xuất Giống Tôm Sú

Người Kiên Giang Đầu Tiên Sản Xuất Giống Tôm Sú
Ngày đăng: 14/07/2012

Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.

Không chấp nhận bỏ cuộc, anh Hiếu đem con giống đến hợp tác với nông dân để nuôi trình diễn, thậm chí là bán nợ cho nông dân nuôi thử. Phải qua vài vụ nuôi có kết quả tốt nông dân mới có niềm tin và tìm đến cơ sở để mua giống. Sau khi công việc sản xuất tôm giống đi vào ổn định, anh Hiếu lại quyết định đầu tư sản xuất cua giống và cũng thành công.

Theo anh Hiếu, để sản xuất ra con giống chất lượng cao thì ngoài việc tìm cho được nguồn bố mẹ tốt còn phải nắm vững quy trình kỹ thuật, mới thành công. Hiện nay, mỗi năm cơ sở Trung Hiếu có thể cung cấp 15 triệu con tôm sú giống và hàng trăm ngàn con cua giống chất lượng cao, được nông dân trong vùng tín nhiệm.


Có thể bạn quan tâm

Khởi công Tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk tại Thanh Hóa Khởi công Tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk tại Thanh Hóa

Tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk tại Thanh Hóa là một trong những dự án có quy mô và tổng mức đầu tư lớn trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam. Đây là dự án duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chọn khởi công để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

13/08/2015
Phước An (Bình Định) thu nhập cao từ nghề nuôi bò vỗ béo Phước An (Bình Định) thu nhập cao từ nghề nuôi bò vỗ béo

Những năm gần đây, nông dân xã Phước An (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã phát triển tốt nghề chăn nuôi bò vỗ béo. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, hoạt động chăn nuôi ngày càng hiệu quả, đem lại thu nhập đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của người dân.

13/08/2015
Xóa nghèo nhờ… ong Xóa nghèo nhờ… ong

Những năm qua, phong trào nuôi ong lấy mật ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã phát triển mạnh mẽ. Tận dụng thế mạnh của địa phương là có nhiều đồi rừng, các hộ dân đã tích cực chăm sóc và nhân rộng đàn ong. Hiện nay, việc nuôi ong lấy mật thực sự trở thành một trong những nghề cho thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ còn làm giàu từ nghề này.

13/08/2015
Gà đồi Sóc Sơn bí đầu ra Gà đồi Sóc Sơn bí đầu ra

Với phần lớn diện tích đất tự nhiên là vùng gò đồi, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi, trong đó có thế mạnh về nuôi gà đồi.

13/08/2015
Dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng nửa cuối năm Dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng nửa cuối năm

Nửa đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2% so với cùng kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số 3 thị trường NK tôm chính của Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá XK giảm và đồng USD tăng giá.

13/08/2015