Người Góp Phần Tích Cực Trong Việc Lai Tạo Đàn Bò Ở Tây Sơn (Bình Định)

Sau hơn 20 năm làm nghề dẫn tinh viên, ông Võ Kỳ Nam, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giúp lai tạo, cho ra đời được vô số bò lai. Tốt nghiệp đại học năm 1990, với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi - thú y, ông Nam về làm cán bộ thú y cơ sở tại địa phương. Năm 1995, ông đi học thêm lớp dẫn tinh viên phối giống bò tại Ba Vì (Hà Tây) và gắn bó với nghề này cho đến nay.
Ông tâm sự: “Đối với nông dân xứ mình, con bò là cả cơ nghiệp. Nhưng lâu nay bà con vẫn nuôi giống bò sẻ, bò cỏ đã thoái hóa và có nhiều nhược điểm; lại cho sinh đẻ tự nhiên, nên hiệu quả kinh tế không cao. Tôi luôn suy nghĩ phải làm sao để cải tạo giống bò ở địa phương. Và để có thực tế cho bà con tin, tôi đã áp dụng ngay trên con bò cái của gia đình. Sản phẩm đầu tay của tôi là một con bê lai khỏe mạnh, dòng Brahman. Nghe tin, bà con đến tận chuồng tham quan, ai thấy cũng mê”.
Thời gian qua, ông Nam đã góp phần tích cực trong việc lai tạo đàn bò ở Tây Sơn. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2014, đã có 1.333 con bò được ông thụ tinh nhân tạo, tỉ lệ đậu thai trên 80%. Theo ông Nam, để bò đạt được tỉ lệ đậu thai cao cũng như sinh đẻ thành công, ngoài tay nghề của dẫn tinh viên, cần phải hội đủ 3 điều kiện: Chọn thời điểm truyền tinh thích hợp, chất lượng tinh tốt, nhất là kỹ thuật chăm sóc trong giai đoạn bò mang thai. Ngoài vai trò dẫn tinh viên, ông Nam còn là người chuyển giao kỹ thuật nuôi bò, tận tình hướng dẫn người chăn nuôi về cách chăm sóc, quản lý, phòng ngừa dịch bệnh và theo dõi thời điểm phối giống thích hợp cho bò để đạt hiệu quả cao nhất.
Ông còn là nông dân sản xuất giỏi của huyện Tây Sơn. Gia đình ông đang sở hữu một ao cá nước ngọt với diện tích hơn 4 ha, mỗi năm thu gần 10 tấn cá các loại. Ông còn nuôi trên 2.000 con vịt đẻ; buôn bán thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, phối giống heo… có tổng thu nhập hàng năm trên 350 triệu đồng. Với những thành tích đạt được, ông Võ Kỳ Nam đã được UBND tỉnh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh… tặng nhiều giấy khen, bằng khen.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi tìm về trại heo của ông Cao Minh Khải, ấp Hội Thành, xã Tân Hội, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) để được xem tận mắt những con heo “không phải tắm” đầu tiên ở xứ dừa.

Cây cà phê ở Mường Ảng được xác định là cây mũi nhọn, cây xóa đói giảm nghèo cho người dân. Có tiềm năng, có lợi thế, song do nhiều nguyên nhân khác nhau, người trồng cà phê Mường Ảng vẫn đau đáu một nỗi niềm đó là có thị trường ổn định tiêu thụ cho sản phẩm.

Với chi phí đầu tư trên 300 triệu đồng/ha, chỉ trong hơn 2 năm, người dân ở hai huyện Châu Thành (Long An), Chợ Gạo (Tiền Giang) đã bỏ ra trên 810 tỷ đồng để trồng mới hơn 2.700ha thanh long, dù họ không biết chắc là trồng thanh long có lời hơn trồng lúa hay các loại hoa màu khác hay không.

10 năm qua (2003 - 2012), các chương trình tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh.

Tính đến cuối năm 2012, tổng đàn bò trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) có gần 18.500 con. Bà con nông hộ thường chọn nuôi các giống bò ngoại như: Bradman, RedShinhi, Sahiwal, Lymousine và bò lai tạo từ bò địa phương với các giống bò ngoại, phân bố tập trung tại các xã An Thạnh, Thành Thới A, Đa Phước Hội và Tân Trung.