Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Về Chợ Đồn

Người Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Về Chợ Đồn
Ngày đăng: 29/07/2014

Những tưởng cây thanh long ruột đỏ chỉ phù hợp với khí hậu ở miền Nam nhưng mấy năm trở lại đây loại cây này lại “bén duyên” với mảnh đất Chợ Đồn và bước đầu đã mang lại những hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận.

Xuất phát từ sở thích ăn quả thanh long và sự đầu tư không thành công trong việc nuôi nhím đã là động lực để ông Nguyễn Văn Thuận, tổ 15 Đồng Thành, thị trấn Bằng Lũng quyết định trồng thử nghiệm cây thanh long ruột đỏ trên mảnh vườn hơn 2.500m2 của gia đình và ông cũng là người đi tiên phong trong việc đưa cây thanh long về trồng tại Chợ Đồn.

Sau khi đi tham quan mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở nhiều nơi, học hỏi và rút kinh nghiệm,  ông bán toàn bộ số nhím để đầu tư mua giống thanh long ruột đỏ Đài Loan về trồng, ban đầu chỉ 20 trụ, nhưng sau một năm cây bắt đầu bói những quả đầu tiên; đây là tín hiệu vui đối với ông, đã khẳng định rằng cây thanh long ruột đỏ này phù hợp với chất đất, khí hậu của địa phương.

Đến năm thứ hai, thứ 3 mỗi trụ cho quả từ 5kg/trụ; với giá bán tại vườn là 40 nghìn/kg. Nhờ đó, ông Thuận nhân rộng được hơn 400 trụ với nhiều chủng loại. Hiện, vườn thanh long ruột đỏ của gia đình ông cho thu hoạch mỗi vụ ổn định từ 15-20 kg/trụ.

Do có sự đầu tư, tỉ mỉ trong chăm sóc nên thanh long của gia đình ông luôn đảm bảo về chất lượng và được thị trường tin dùng; năm 2013 thời tiết thuận lợi nên vườn thanh long của gia đình ông bói những quả nặng hơn 1kg, lợi nhuận từ loại quả này thu về không phải nhỏ và trong năm 2014 này ông Thuận ước sản lượng thu về từ vườn thanh long ruột đỏ lên đến tấn hoạch trên tấn.

Để ra được những quả thanh long to, ngọt và mẫu mã đẹp ông Thuận chia sẻ kinh nghiệm: Cây thanh long ruột đỏ sau khi trồng một năm bắt đầu cho quả bởi vậy trước khi trồng phải dựng trụ bê tông để cây bám vào đó leo và phát triển; mỗi trụ cách nhau rộng, dài 3m; năng suất quả ổn định ở năm thứ 5 trở đi và có vòng đời 15 năm. 

Một năm, cây ra 4 lứa quả, thời gian cho quả kéo dài từ 6 - 7 tháng (bắt đầu từ tháng 7-tháng 12), từ khi hoa thụ phấn, đậu quả đến khi thu hoạch từ 22 - 25 ngày.

Cây thanh long là cây chịu hạn rất tốt, nhưng để tạo kiện thuận lợi cho thời kỳ ra hoa, đậu quả thì cần phải cung cấp nước cho cây đầy đủ; cần thiết phải để gốc thanh long luôn sạch cỏ, một năm bón phân chia làm 3 lần (sau khi kết thúc thu hoạch của năm trước; thời kỳ trước khi ra hoa, đậu quả; trong thời kỳ ra hoa, đậu quả) với lượng phân vừa đủ phụ vào điều kiện đất đai và sự sinh trưởng phát triển của cây thanh long. Để tận dụng quỹ đất trong thời gian cây thanh long chưa ra nhiều nhánh có thể trồng xen các loại rau, đỗ, khoai môn trong năm năm đầu.

Hiện, trên địa bàn huyện Chợ Đồn, nhiều hộ dân cũng đã áp dụng trồng mô hình thanh long ruột trắng và ruột đỏ; không mất quá nhiều công chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế cao; giá thị trường trung bình từ 20-40 nghìn/1kg tùy theo chất lượng quả to, bé khác nhau. Theo ông Thuận cho biết: đã có nhiều thương lái trong tỉnh và ngoài tỉnh đến đặt mua nhưng số lượng lớn nên vườn nhà ông không cung ứng được.

Ông khẳng định cây thanh long ruột đỏ nếu có sự chăm sóc thì đây không phải loại cây kén đất và có thể làm giàu. Tuy nhiên, để trồng trên diện rộng, cũng cần các ngành liên quan vào cuộc nghiên cứu để xác định vùng đất trồng phù hợp, trang bị thêm kiến thức cho người dân về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để nâng cao chất lượng cũng như sản lượng quả.

Với quyết tâm “dám nghĩ, dám làm”  trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho gia đình ông Thuận và mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện. Là người thành công với mô hình trồng thanh long ruột đỏ nhưng khi có đoàn ở các địa phương khác hoạch người dân trên địa bàn đến tham quan, học tập ông Thuận luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc...

Tuy đã sử dụng hết diện tích đất vườn của gia đình để trồng thanh long ruột đỏ nhưng ông Thuận vẫn đang “ấp ủ” được mở rộng diện tích mà chưa có quỹ đất. Tuy tuổi không còn trẻ nhưng ông Thuận vẫn hăng say làm kinh tế , ông là tấm gương cho nhiều thế hệ trẻ học tập.


Có thể bạn quan tâm

Chế Tạo Thành Công Vật Liệu Mới Bảo Quản Rau Quả Sau Thu Hoạch Chế Tạo Thành Công Vật Liệu Mới Bảo Quản Rau Quả Sau Thu Hoạch

Là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng rau quả, tuy nhiên, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong khâu bảo quản, lưu trữ khiến giá trị gia tăng của mặt hàng này chưa cao. Trên cơ sở những thành tựu của thế giới về việc nghiên cứu vật liệu bảo quản sau thu hoạch, các nhà khoa học của Viện Hóa học Việt Nam đã tạo ra một loại màng bao gói khí quyển biến đổi, gọi tắt là màng MAP. Sản phẩm mới với nhiều ưu điểm nổi trội và đặc biệt phù hợp với quy mô sản xuất nông hộ ở Việt Nam.

26/02/2012
Mô Hình Trồng Bồn Bồn Mô Hình Trồng Bồn Bồn

Người Cà Mau và các tỉnh ở miền Tây không xa lạ gì với cây bồn bồn, một loài thực vật giống như cỏ mọc trên các đồng ruộng vào mùa mưa. Trước đây, bồn bồn không cần phải trồng mà chúng tự mọc và người dân chỉ cần ra ruộng nhổ vào rồi tùy sở thích mà có thể chế biến thành các món: dưa chua, lẩu, xào hay nấu canh

14/07/2011
Thịt Lợn Tăng Giá, Người Nuôi Lãi Kỷ Lục Thịt Lợn Tăng Giá, Người Nuôi Lãi Kỷ Lục

Do nguồn cung thịt lợn hiện đang khan hiếm, để thu mua được hàng, các lái buôn buộc phải đẩy giá lên 73.000 đồng mỗi cân hơi, tăng gần 50% so với dịp đầu năm. Dù thức ăn chăn nuôi có lên giá 20% như hiện nay thì người nông dân vẫn có lãi tới 3,5-4 triệu đồng mỗi con heo nặng từ một đến 1,1 tạ

19/07/2011
Mỗi Năm Mất 8.000 Tỷ Đồng Do Thiếu Trang Bị Ở Tàu Cá Mỗi Năm Mất 8.000 Tỷ Đồng Do Thiếu Trang Bị Ở Tàu Cá

Trong Hội nghị bàn các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, con số “tổn thất” sau thu hoạch được lượng hóa là 400.000 tấn/ năm. Tính theo giá thị trường, mỗi năm cả nước mất khoảng 8 nghìn tỷ đồng từ lượng hải sản thất thoát này; tương đương với 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011.

28/02/2012
Giữa “Vòng Vây” Cúm Gia Cầm Giữa “Vòng Vây” Cúm Gia Cầm

Hiện Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.

01/03/2012