Người Đưa Ếch Về Bản Xa Phó

Anh là Tải Văn Lý, dân tộc Xa Phó, ở xã Tân Bắc, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Với mô hình nuôi ếch, từ nghèo khó giờ đây anh Lý thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Trong một chuyến công tác lên Bắc Quang, tôi được anh Phạm Trung – Bí thư Huyện đoàn dẫn đến thăm mô hình nuôi ếch của anh Lý. Dẫn chúng tôi đi tham quan các bể nuôi ếch, anh Lý kể: Xem ti vi, đọc sách báo, anh đã bị thuyết phục bởi mô hình nuôi ếch. Theo các địa chỉ trên báo, anh lặn lội về tận Sơn La, rồi xuống Thái Bình, tìm đến các mô hình nuôi ếch tiêu biểu để học hỏi kinh nghiệm.
Năm 2012, trở về quê với vốn kiến thức học được anh mạnh dạn vay vốn, xây bể nuôi lứa ếch đầu tiên. Do ít vốn nên anh chỉ nuôi được 2.000 con, vừa làm vừa học hỏi, nhờ chăn nuôi đúng khoa học nên ngay năm đầu tiên anh đã có lãi 3-4 chục triệu đồng. Thấy hiệu quả, năm 2013 anh phát triển mô hình lên 6 bể nuôi, với lượng ếch thịt là trên 6.000 con.
Anh Lý cho biết: “Nuôi ếch rất lãi, mỗi ngày chỉ mất khoảng hơn 1 giờ cho ếch ăn (ngày 3 bữa), thay nước trong bể. Vốn đầu tư ban đầu không lớn, giá ếch thịt lại cao. Ếch thịt nuôi 3 tháng là được bán, từ khi nuôi hầu như tôi chưa gặp dịch bệnh”.
Năm 2013, anh nuôi 6.000 con ếch thịt, thu về trên 60 triệu đồng, chưa kể 30 triệu đồng bán ếch giống. Anh Lý cho biết, ếch thương phẩm rất dễ bán, chủ yếu cung cấp cho các cửa hàng ăn lớn trên huyện, nhiều lúc cháy hàng.
Từ thành công bước đầu của mình, anh đã chia sẻ, hướng dẫn nhiều thanh niên trong xã cùng làm. Anh Phạm Trung cho hay, Lý đang có dự định mở rộng trang trại nuôi ếch, Huyện đoàn sẽ tạo điều kiện cho anh vay vốn để thực hiện ước mơ của mình.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch, vụ mùa năm nay toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy trên 42.800 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những địa phương có hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, chủ động tháo rửa mặn ngay đầu vụ và giữ ngọt đến cuối vụ. Các diện tích này tập trung chủ yếu ở huyện Thới Bình, U Minh và một phần của huyện Trần Văn Thời, Cái Nước và TP Cà Mau.

Theo Đề án “Quy hoạch sản xuất cá tra đến năm 2020”, An Giang dự kiến diện tích nuôi đạt 1.430 ha, tập trung tại các huyện: Long Xuyên, Thoại Sơn, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân…

Mới đây, tại xã Vĩnh Xương (TX Tân Châu, An Giang), đã diễn ra lớp tập huấn “Kỹ thuật quản lý dịch bệnh trên cá tra” cho hơn 60 hộ nông dân.

Bộ Nông nghiệp cho biết sẽ tăng sản lượng xuất khẩu tôm sú thay cho tôm thẻ chân trắng để tận dụng lợi thế cạnh tranh về giá.

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật sản xuất cây mắc ca. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho mắc ca phát triển tại Việt Nam.