Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Đưa Đà Điểu Về Thạch Thất

Người Đưa Đà Điểu Về Thạch Thất
Ngày đăng: 09/08/2013

Đó là anh Nguyễn Duy Liên ở đội 5, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Và cũng chính đà điểu đã giúp cho anh trở thành triệu phú.

Chúng tôi đến thăm trang trại đà điểu của anh Liên trong cái nắng như đổ lửa cuối hè, anh Liên đang cắt rau muống cho đà điểu ăn. Lau mồ hôi trên mặt, anh bảo: “Đà điểu rất thích ăn rau, nhất là rau muống trồng ở ruộng lúa này”.

Đà điểu đã đến với anh như một cái duyên. “Trong một lần ngồi quán uống nước ở chợ huyện, tôi nghe mọi người nói chuyện về mô hình nuôi đà điểu ở huyện Ba Vì, tôi mê luôn”- anh Liên kể.

Anh lên Ba Vì học kinh nghiệm, mua tài liệu nuôi đà điểu về đọc... Đọc xong, anh bàn với vợ đi vay tiền mua đà điểu giống về, xây dựng chuồng nuôi. “Khi nghe tôi đi vay tiền mua đà điểu về nuôi ai cũng ngăn cản. Mọi người bảo, những vật nuôi truyền thống như lợn, gà còn lỗ nặng, nói gì đến con vật lạ như đà điểu”- anh Liên nhớ lại. Nhưng anh vẫn quyết tâm con đường đi của mình, vay tiền mua gần 50 con đà điểu về nuôi. Lứa đà điểu đầu tiên, anh thu gần 400 triệu đồng, trừ mọi chi phí, lãi hơn 200 triệu đồng.

Đà điểu thương phẩm của anh đã nhanh chóng nổi tiếng không chỉ trong huyện, mà lan ra khắp thành phố Hà Nội và các địa phương lân cận. Hiện, 700m2 trang trại của anh có gần 100 con đà điểu thương phẩm, mỗi năm đà điểu mang về cho gia đình anh gần 300 triệu đồng.

Theo anh Liên, đà điểu là loại ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu là các loại cây, rau cỏ, phụ phẩm từ thóc, gạo… Khu vực nuôi đà điểu luôn phải sạch sẽ, nên nuôi cách ly với gia cầm và thủy cầm để tránh lây dịch bệnh. Đà điểu rất ít mắc bệnh, nhưng rất sợ tiếng ồn nên trang trại nuôi đà điểu phải tách biệt với khu dân cư và phải trồng nhiều cây xanh thì đà điểu mới nhanh lớn.

Hỏi dự định trong thời gian tới, anh bảo: “Tôi sẽ mở rộng trang trại, nuôi đà điểu giống cung cấp cho các hộ có nhu cầu”.

Bà con có nhu cầu mua hoặc tư vấn kỹ thuật nuôi đà điểu liên hệ với anh Nguyễn Duy Liên qua số điện thoại 0946580925.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Tôm Trúng Mùa, Được Giá Vụ Tôm Trúng Mùa, Được Giá

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổng kết vụ tôm nước lợ năm 2013 các tỉnh thành phía Nam. Trên cơ bản, các chỉ tiêu xuất khẩu đạt và vượt kế hoạch, dự báo về đích ngoạn mục.

05/12/2013
Hiệu Quả Mô Hình 2 Lúa + 1 Bắp Hiệu Quả Mô Hình 2 Lúa + 1 Bắp

Đến xã Đức Phú (Tánh Linh - Bình Thuận) thời điểm này, nhìn ra cánh đồng lúa vừa thu hoạch, dưới những gốc rạ lởm chởm còn sót lại, nông dân đang tất bật xuống giống vụ bắp (ngô) lai đông xuân, người thì thọc lỗ, người thì bỏ hạt. Vài năm gần đây, nhờ luân canh 2 vụ lúa + 1 vụ bắp nên đời sống của bà con được cải thiện đáng kể.

26/12/2013
Nhân Rộng Mô Hình Chuối Tiêu Hồng Nhân Rộng Mô Hình Chuối Tiêu Hồng

Phong trào trồng cây đặc sản, mới lạ như chuối tiêu hồng, hồng xiêm lai xoài, mít Thái Lan, mít Nghệ An phát triển khá mạnh ở xã Đông Dương (Đông Hưng - Thái Bình) trong mấy năm gần đây. Đến nay, nhiều loại cây đã cho thu hoạch, sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Chuối tiêu hồng là một trong những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Đông Dương hiện nay.

26/12/2013
Khai Thác Hải Sản Đạt Hơn 14 Ngàn Tấn Khai Thác Hải Sản Đạt Hơn 14 Ngàn Tấn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 11 sản lượng khai thác hải sản ước đạt 14.710 tấn. Lũy kế 11 tháng, sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh Bình Thuận ước đạt hơn 173.131 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ.

05/12/2013
Trồng Ngô Đuổi Con “Ma Đói” Trồng Ngô Đuổi Con “Ma Đói”

Vượt đoạn đường đất đá lởm chởm dài gần 20km từ trung tâm xã Nghĩa Tâm (Văn Chấn - Yên Bái), chúng tôi đến thôn 1 Khe Nhao, nơi sinh sống của 54 hộ người Mông. Từng là thôn khó khăn nhất xã, nhưng mấy năm trở lại đây, cuộc sống của người dân nơi đây ấm no hơn nhờ trồng ngô.

26/12/2013