Người đầu tiên mang cây măng cụt về Long Khánh

Những ngày này, ông Lập đang tất bật cho vụ thu hoạch măng cụt đang chín rộ. Ai đến thăm vườn cũng đặc biệt ấn tượng với 20 cây măng cụt được ông trồng cách đây 42 năm, gốc to bằng một người ôm, tán rộng bao phủ kín một góc vườn. Mặc dù trồng đã lâu nhưng những cây măng cụt này đến nay vẫn phát triển xanh tốt.
Ông Lập chia sẻ: “Tôi từ xa đến Long Khánh lập nghiệp từ năm 1960, tới năm 1973 dù chưa biết đất đỏ có phù hợp với măng cụt hay không, nhưng tôi vẫn lấy giống ở tỉnh Sông Bé cũ về trồng thử 20 chục cây. Sau này thấy phù hợp nên mới mở rộng diện tích măng cụt. Hiện tại trong vườn tôi có trên dưới 600 cây, hàng năm cho lợi nhuận tương đối cao”.
Với khoảng 600 cây măng cụt hiện có, mỗi năm ông Lập thu khoảng 30 tấn trái, với giá bán bình quân trên 20 ngàn đồng/kg, ông thu khoảng trên 600 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu vào ông còn lãi khoảng trên 400 triệu đồng mỗi năm. Ngoài măng cụt, ông còn trồng xen khoảng 200 cây sầu riêng giống Thái Lan, Ri 6 và một số giống khác, mỗi năm thu nhập từ sầu riêng khoảng 200 triệu đồng.
Hiện toàn xã Xuân Tân có khoảng 200 hécta măng cụt, trong đó khoảng 70 hécta cho thu nhập ổn định. Ngoài xã Xuân Tân, nhiều nông dân các xã khác trên địa bànLong Khánh cũng đã trồng loại cây này, vì so với một số loại cây khác thì măng cụt cho thu nhập cao và ổn định hơn.
Có thể bạn quan tâm

Chủ đề đang được nông dân quan tâm hiện nay là việc Chính phủ ban hành mức hỗ trợ kinh phí cho nông dân chuyên canh lúa. Những người làm chủ ruộng được ví như “hai lúa” ngày xưa nay đã có tư duy và tầm nhìn mới, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật và giống lúa chất lượng cao vào sản xuất.

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau), nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.

Từ lâu, cây chè đã được các xã miền núi của Hà Nội chọn làm cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu, phần lớn là các giống chè cũ… nên hiệu quả kinh tế thấp.

Nông dân các huyện trong tỉnh Đồng Nai khốn đốn khi sử dụng giống bắp NK-67 - lai đơn F1 có nguồn gốc từ Indonesia do Công ty Syngenta nhập khẩu và phân phối, có hiện tượng cây phát triển không đều, gây mất năng suất. Riêng tại xã Cẩm Đường (huyện Long Thành), nông dân cũng đang rất lo lắng vì đã lỡ sử dụng hàng trăm kg giống bắp NK-67 gieo trồng cho vụ hè - thu này.

Về Nghi Hương -Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) mùa này nhìn những cánh đồng dưa xanh ngút ngát, chạy dài ven chân những đầm sen, cái oi bức của ngày hè như dịu lại.