Người đầu tiên mang cây măng cụt về Long Khánh

Những ngày này, ông Lập đang tất bật cho vụ thu hoạch măng cụt đang chín rộ. Ai đến thăm vườn cũng đặc biệt ấn tượng với 20 cây măng cụt được ông trồng cách đây 42 năm, gốc to bằng một người ôm, tán rộng bao phủ kín một góc vườn. Mặc dù trồng đã lâu nhưng những cây măng cụt này đến nay vẫn phát triển xanh tốt.
Ông Lập chia sẻ: “Tôi từ xa đến Long Khánh lập nghiệp từ năm 1960, tới năm 1973 dù chưa biết đất đỏ có phù hợp với măng cụt hay không, nhưng tôi vẫn lấy giống ở tỉnh Sông Bé cũ về trồng thử 20 chục cây. Sau này thấy phù hợp nên mới mở rộng diện tích măng cụt. Hiện tại trong vườn tôi có trên dưới 600 cây, hàng năm cho lợi nhuận tương đối cao”.
Với khoảng 600 cây măng cụt hiện có, mỗi năm ông Lập thu khoảng 30 tấn trái, với giá bán bình quân trên 20 ngàn đồng/kg, ông thu khoảng trên 600 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu vào ông còn lãi khoảng trên 400 triệu đồng mỗi năm. Ngoài măng cụt, ông còn trồng xen khoảng 200 cây sầu riêng giống Thái Lan, Ri 6 và một số giống khác, mỗi năm thu nhập từ sầu riêng khoảng 200 triệu đồng.
Hiện toàn xã Xuân Tân có khoảng 200 hécta măng cụt, trong đó khoảng 70 hécta cho thu nhập ổn định. Ngoài xã Xuân Tân, nhiều nông dân các xã khác trên địa bànLong Khánh cũng đã trồng loại cây này, vì so với một số loại cây khác thì măng cụt cho thu nhập cao và ổn định hơn.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 24/6, tại xã Ea Trol (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), Trung tâm Dạy nghề hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) đã tổ chức khai giảng lớp nghề nuôi và phòng trị bệnh trâu bò cho 31 nông dân trên địa bàn xã.

Hiện nay, do nắng nóng kéo dài, một số địa phương lại xuất hiện mưa dông nên nhiều vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn bất ổn. Tình hình dịch bệnh trên thủy sản nuôi diễn biến phức tạp khiến người nuôi không an tâm.

Ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) và Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU).

Tính đến 2015, trên địa bàn huyện Củ Chi ước tính có hơn 242ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, trong đó sử dụng nguồn nước kênh Đông là 158ha.

Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình (Vĩnh Long) vẫn còn tình trạng người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch với khoảng 11 cơ sở nuôi.