Sản Lượng Lúa Tăng Gần 1 Triệu Tấn

Năm 2014, mặc dù diện tích trồng lúa giảm 54.000ha, nhưng do năng suất đạt 57,7 tạ/ha (tăng 1,7 tạ/ha), nên ước tính tổng sản lượng lúa đạt tới 45 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với năm 2013.
Cũng theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), diện tích ngô đạt khoảng 1,21 triệu ha, tăng 38.000 ha và sản lượng khoảng 5,45 triệu tấn, tăng 4,8%. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 50,5 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với năm 2013.
Diện tích sắn đạt khoảng 560.000 ha, năng suất đạt 185 tạ/ha, tăng 6 tạ/ha và sản lượng đạt 10,36 triệu tấn, tăng 618.000 tấn so với năm 2013. Diện tích khoai lang đạt 141.000 ha, sản lượng khoảng 1,46 triệu tấn, tăng 7,1%.
Diện tích rau, đậu thực phẩm các loại đạt trên 1 triệu ha, tăng 2,7% so với năm 2013, sản lượng rau đạt 14,8 triệu tấn.
Thống kê về cây công nghiệp ngắn ngày cho thấy, dẫn đầu là sản lượng lạc, đạt 494.500 tấn, năng suất đạt 23 tạ/ha; đậu tương đạt 162.000 tấn.
Năng suất, sản lượng bông tăng trưởng mạnh, tăng 11% và 29%. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Diện tích cho sản phẩm và sản lượng một số cây chính tăng so với năm 2013: Diện tích cà phê đạt 590.000 ha, năng suất và sản lượng đều tăng từ 4 - 5%, nên đưa sản lượng đạt 1,36 triệu tấn; hồ tiêu đạt 52.000 ha, sản lượng đạt 125.000 tấn, tăng 2,5%; diện tích chè đạt 135.000 ha, tăng 5,4%, sản lượng đạt 984.000 tấn, tăng 6,7%.
Riêng diện tích điều vẫn có xu hướng giảm nhẹ, ước đạt 305.000 ha, sản lượng đạt 279.000 tấn. Diện tích cao su cho mủ đạt 530.000 ha, sản lượng đạt 954.000 tấn, tương đương năm 2013.
Diện tích cây ăn quả đạt 843.700 ha, tăng 7.900 ha so với năm 2013.
Cục Trồng trọt cho biết, công tác chỉ đạo sản xuất tiếp tục được triển khai đồng bộ, chặt chẽ theo định hướng tái cơ cấu, chuyển đổi mạnh mẽ diện tích sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, các loại giống năng suất chất lượng kém sang các loại cây trồng có năng suất, chất lượng cao hơn, thị trường thuận lợi hơn.
Cùng với đó, Cục cũng khuyến khích và hỗ trợ sử dụng giống mới, giống xác nhận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Bình Giang - Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, từ những năm 90 đến nay, Liên bang Nga vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm như thủy sản, cà phê, chè, hạt tiêu, rau, quả, hạt điều, gạo…

Ông Nguyễn Quốc Vọng, giám đốc công ty Giống cây trồng miền Nam cho biết, bằng phương pháp sản xuất công nghệ sinh học hiện đại nhằm lọc dòng nhanh và đạt chất lượng xuất khẩu, sản xuất mô hình rau hoa tươi theo quy trình VietGAP để nông dân tham quan, trung tâm kỳ vọng sẽ nâng từ 10-15 chủng loại hạt giống hiện nay của đơn vị lên trên 30 chủng loại.

Đó là một trong những giải pháp được đưa ra tại tọa đàm “Tam nông, phát triển bền vững nông nghiệp - nông thôn - nông dân”, do UBND tỉnh Đồng Tháp, Quỹ hòa bình và phát triển TP.HCM, Trung tâm nghiên cứu xã hội và giáo dục Trí Việt đồng tổ chức hôm qua 12.9 tại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Mật độ sâu phổ biến khoảng 300 -400 con/cây, cục bộ có nơi 1.000 con/cây (NTNN đã đưa tin). Theo thống kê, diện tích rừng thông bị sâu hại trên địa bàn huyện Sóc Sơn lên tới 45ha. Sau khi phát hiện ổ dịch, Trung tâm phát triển rừng Hà Nội chọn 2 loại thuốc phun dập dịch.

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một trong những thế mạnh của Khánh Hòa. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm phát triển, nghề này đang gặp khó khi môi trường bị ô nhiễm, đầu ra không ổn định. Tái cơ cấu nghề NTTS, tạo bước đột phá để phát triển bền vững là vấn đề được ngành Nông nghiệp tỉnh nỗ lực thực hiện.