Người Dân Và Doanh Nghiệp Tích Trữ Cà Phê Chờ Giá Lên

Những ngày này, giá cà phê nhân xô ở thành phố Pleiku đang dao động ở mức trên dưới 38.000 đồng/kg.
Thông thường, sau Tết nguyên đán, nông dân trồng cà phê ở Gia Lai sẽ bán sản phẩm để lấy tiền đầu tư cho niên vụ tiếp theo, nhưng năm nay, cả doanh nghiệp và nông dân vẫn đang trữ hàng, chờ giá tăng cao.
Những ngày này, giá cà phê nhân xô ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đang dao động ở mức trên dưới 38.000 đồng/kg, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù đang cần tiền mua phân bón, chi phí bơm tưới cho cà phê, nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Cúc ở làng Plei Kép, thành phố Pleiku vẫn cố giữ 7 tấn cà phê nhân, chờ giá lên.
Theo theo kinh nghiệm của bà Cúc, thời điểm này, giá cà phê chưa lên tới đỉnh điểm. Hơn nữa, năm nay cà phê ở Tây Nguyên bị mất mùa, nguồn cung thiếu hụt, hi vọng giá sẽ lên tới 42.000 đồng/kg, nên tạm thời chấp nhận ký gửi, chờ giá lên cao.
Trong khi đó, các cơ sở thu mua cà phê vừa tích cực gom hàng trong dân và tích trữ hàng trong kho chờ tăng giá. Ông Nguyễn Quang Hiệp, chủ cơ sở thu cà phê mua ở tổ 9, phường Đống Đa, thành phố Pleiku cho biết, niên vụ trước, cà phê bị mất mùa, sản lượng ít, cộng thêm tâm lý tích trữ của người dân, nên việc thu mua gặp nhiều khó khăn. Mặc dù ông đang nợ ngân hàng hơn 3 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa xuất kho, hi vọng giá sẽ tăng cao.
Ông Nguyễn Quang Hiệp nói: “Người dân hiện không bán cà phê. Họ đợi giá tăng mới ban. Năm ngoái, doanh nghiệp tôi thu được 3.000 tấn nhưng năm nay chỉ thu được 2.000 tấn. Theo tôi dự đoán, từ nay tới cuối mùa, giáp mùa sau, chúng chỉ thu mua được vài trăm tấn. Năm nay, doanh nghiệp cà phê không có lãi. Tính cả lãi của ngân hàng, mỗi tháng mất 1 giá. Năm nay khó mua vì giá cả bấp bênh, đang hạ. Đầu mùa mua cao giờ giá hạ nên phải trữ lại. Nếu bán bây giờ thì lỗ từ 4 đến 5 giá”.
Có thể bạn quan tâm

Các công ty tham gia Chương trình khai thác thủy sản gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và Tổng Công ty Bảo hiểm PVI.

Ngày 16/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.

Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 14- AgroViet 2014, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam- Nhật Bản, tham dự có trên 60 doanh nghiệp hai nước.

Anh Kỷ chia sẻ, một lần đến thăm người thân ở Hàn Quốc, anh thấy nhiều người đặt chậu bon sai lạ trên bàn khách và trong phòng làm việc. Anh tò mò hỏi và được biết đó là loại linh chi đỏ bon sai. Vốn có sở thích cây cảnh và đầu óc kinh doanh, anh Kỷ học hỏi kỹ thuật chăm trồng và về thử nghiệm ở Việt Nam. Không ngờ, sau nhiều lần thử nghiệm, chậu cây linh chi bon sai đầu tiên cũng thành công.

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Kiên Giang trong tháng 10 ước đạt 53,9 ngàn tấn, giảm 10,96% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng đầu năm, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 538 ngàn tấn, đạt 87,82% kế hoạch, tăng 11,67% so với cùng kỳ.