Người Dân Và Doanh Nghiệp Tích Trữ Cà Phê Chờ Giá Lên

Những ngày này, giá cà phê nhân xô ở thành phố Pleiku đang dao động ở mức trên dưới 38.000 đồng/kg.
Thông thường, sau Tết nguyên đán, nông dân trồng cà phê ở Gia Lai sẽ bán sản phẩm để lấy tiền đầu tư cho niên vụ tiếp theo, nhưng năm nay, cả doanh nghiệp và nông dân vẫn đang trữ hàng, chờ giá tăng cao.
Những ngày này, giá cà phê nhân xô ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đang dao động ở mức trên dưới 38.000 đồng/kg, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù đang cần tiền mua phân bón, chi phí bơm tưới cho cà phê, nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Cúc ở làng Plei Kép, thành phố Pleiku vẫn cố giữ 7 tấn cà phê nhân, chờ giá lên.
Theo theo kinh nghiệm của bà Cúc, thời điểm này, giá cà phê chưa lên tới đỉnh điểm. Hơn nữa, năm nay cà phê ở Tây Nguyên bị mất mùa, nguồn cung thiếu hụt, hi vọng giá sẽ lên tới 42.000 đồng/kg, nên tạm thời chấp nhận ký gửi, chờ giá lên cao.
Trong khi đó, các cơ sở thu mua cà phê vừa tích cực gom hàng trong dân và tích trữ hàng trong kho chờ tăng giá. Ông Nguyễn Quang Hiệp, chủ cơ sở thu cà phê mua ở tổ 9, phường Đống Đa, thành phố Pleiku cho biết, niên vụ trước, cà phê bị mất mùa, sản lượng ít, cộng thêm tâm lý tích trữ của người dân, nên việc thu mua gặp nhiều khó khăn. Mặc dù ông đang nợ ngân hàng hơn 3 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa xuất kho, hi vọng giá sẽ tăng cao.
Ông Nguyễn Quang Hiệp nói: “Người dân hiện không bán cà phê. Họ đợi giá tăng mới ban. Năm ngoái, doanh nghiệp tôi thu được 3.000 tấn nhưng năm nay chỉ thu được 2.000 tấn. Theo tôi dự đoán, từ nay tới cuối mùa, giáp mùa sau, chúng chỉ thu mua được vài trăm tấn. Năm nay, doanh nghiệp cà phê không có lãi. Tính cả lãi của ngân hàng, mỗi tháng mất 1 giá. Năm nay khó mua vì giá cả bấp bênh, đang hạ. Đầu mùa mua cao giờ giá hạ nên phải trữ lại. Nếu bán bây giờ thì lỗ từ 4 đến 5 giá”.
Có thể bạn quan tâm

Phá thế độc canh con tôm, tận dụng diện tích ao nuôi quanh nhà, nhiều hộ dân trong tỉnh Cà Mau có thêm nguồn thu nhập từ mô hình nuôi cá chẽm. Thức ăn chế biến từ cá chẽm được ưu chuộng tại các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh; vì thế cá chẽm có giá trị cao về kinh tế.

Cà Mau là vùng đất phì nhiêu, trù phú, song cũng lắm phần khắc nghiệt. Nếu không đủ ý chí có lẽ đây chẳng phải là miền đất hứa cho những ai có mộng làm giàu. Nhưng giờ đây Cà Mau đang thay da đổi thịt từng ngày, trở thành một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.

Vùng dự án nuôi tôm càng xanh thuộc ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có diện tích 493 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 200 ha, tập trung ở ô bao số 8 và ô bao số 21.

Đến nay, nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã chính thức vào vụ thu hoạch tôm càng xanh trên ruộng lúa, tập trung chủ yếu ở các xã Biển Bạch, Biển Bạch Đông và Trí Phải.

Năm 2012 là năm huyện Đầm Dơi gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực nuôi thuỷ sản. Người dân và doanh nghiệp phải đối mặt với giá cả vật tư tăng cao, dịch bệnh hoành hành, tư thương ép giá… Tuy nhiên, chính quyền các cấp ở Đầm Dơi luôn đồng hành, nỗ lực vượt khó cùng người dân.