Người Dân Ồ Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo không nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, trước tình trạng tôm sú gặp nhiều rủi ro, nhiều người dân đã quay sang phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng một cách ồ ạt không theo quy hoạch, không theo quy trình kỹ thuật nuôi. Điều này có thể tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao.
Tại huyện Phước Long, vào năm 2011 chỉ có 600 hec-ta thì năm 2013 đã tăng đột biến lên đến 5.200 ha. Tại một số địa phương khác của tỉnh Bạc Liêu cũng tăng diện tích nuôi tôm thẻ, trong đó huyện Giá Rai, có hơn 1.070 ha. Theo nhiều nông dân, so với tôm sú, tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn hơn, khoảng 3 tháng là cho thu hoạch và hiện có giá khá cao khiến người dân đổ xô nuôi. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mới chưa được khuyến khích mà chỉ dừng lại ở mức nuôi thử nghiệm. Hiện vẫn chưa có một quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hoàn chỉnh, trong khi chúng thường mắc hội chứng taura gây dịch bệnh lớn và có thể nhiễm sang đối tượng thủy sản khác làm thiệt hại đến sản xuất và môi trường tự nhiên. Việc người dân ồ ạt thả nuôi tôm thẻ chân trắng như hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc quản lý và ứng phó với dịch bệnh đối với ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu.
Có thể bạn quan tâm

Sau hàng loạt nông sản như dưa hấu, khoai mì… bị dội chợ do gặp trở ngại từ thị trường Trung Quốc, nay đến lượt người trồng ớt, chuối… lao đao

Đó là vấn đề được thảo luận sôi nổi tại Hội thảo gặp gỡ để thực hiện ký kết mua bán hàng nông sản giữa các doanh nghiệp, tổ hợp tác, chủ trang trại xuất hàng nông sản với các nhà phân phối trong và ngoài tỉnh vào ngày 29-4, do Sở Công thương Bình Dương phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn tổ chức.

Ngày 14/4 vừa qua, Trung tâm Giống bào ngư Bạch Long Vỹ đã tổ chức thả khoảng 6.000 con giống bào ngư ra biển, đây là kết quả bước đầu của Viện nghiên cứu hải sản (Bộ NN&PTNT) sau một thời gian nghiên cứu ứng dụng, gây tạo thành công giống bào ngư tại huyện đảo Bạch Long Vỹ.

Từ 5 hộ thí điểm nuôi gà chọi lai cho hiệu quả cao ở ấp Trùm Thuật A và Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, qua 1 năm mô hình này đã nhân rộng trên 30 hộ nuôi.

“Trong khi nhiều nông dân bám đồi, bám nương trồng sắn, trồng ngô quanh năm không đủ ăn thì gia đình anh Phạm Huy Khánh ở bản Rạng Đông lại mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt.