Người Dân Ồ Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo không nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, trước tình trạng tôm sú gặp nhiều rủi ro, nhiều người dân đã quay sang phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng một cách ồ ạt không theo quy hoạch, không theo quy trình kỹ thuật nuôi. Điều này có thể tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao.
Tại huyện Phước Long, vào năm 2011 chỉ có 600 hec-ta thì năm 2013 đã tăng đột biến lên đến 5.200 ha. Tại một số địa phương khác của tỉnh Bạc Liêu cũng tăng diện tích nuôi tôm thẻ, trong đó huyện Giá Rai, có hơn 1.070 ha. Theo nhiều nông dân, so với tôm sú, tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn hơn, khoảng 3 tháng là cho thu hoạch và hiện có giá khá cao khiến người dân đổ xô nuôi. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mới chưa được khuyến khích mà chỉ dừng lại ở mức nuôi thử nghiệm. Hiện vẫn chưa có một quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hoàn chỉnh, trong khi chúng thường mắc hội chứng taura gây dịch bệnh lớn và có thể nhiễm sang đối tượng thủy sản khác làm thiệt hại đến sản xuất và môi trường tự nhiên. Việc người dân ồ ạt thả nuôi tôm thẻ chân trắng như hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc quản lý và ứng phó với dịch bệnh đối với ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu.
Có thể bạn quan tâm

Ngay cả những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ cũng đã có những chính sách thay thế dần nguồn năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, than đá) bằng các nguồn năng lượng tái tạo. Nguyên nhân do các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần việc khai thác, sử dụng loại nhiên liệu này là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chi phí ngày càng tăng cao.

Chị Trần Thị Kim Oanh-Chủ tịch Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cho biết: Vật dụng để làm giá đỗ gồm tấm ni lông, bao bố, gạch. Về quy trình làm, ngâm đậu trong thời gian 9 tiếng đồng hồ theo công thức 2 sôi, 3 lạnh.

Những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã La Bằng (Đại Từ) rất phấn khởi bởi sau 3 năm nỗ lực, đến nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới và đang được các ngành chức năng thẩm định hồ sơ để công nhận đạt chuẩn vào tháng 12 tới.

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ông Lê Văn Cự, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên cho biết: “Dự án khảo sát trở lại những hang có tiềm năng nhất và có dấu vết của yến để khai thác được. Có thể nói Công ty yến sào Khánh Hòa rất mạnh về nhân lực, vật lực, cùng Sở KHCN tiến hành khôi phục đàn yến Phú Yên.