Người dân hiến 1.274m2 đất xây dựng NTM

Bên cạnh đó, từ nhiều nguồn vốn lồng ghép, huyện An Lão đã điều chỉnh, bổ sung xây dựng 18 danh mục công trình kiên cố hóa kênh mương, đảm bảo nước tưới cho 127 ha ruộng lúa.
Cụ thể, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, huyện đã đầu tư 13,813 tỉ đồng thực hiện 21 dự án về giao thông, thủy lợi, trường học, môi trường tại các xã xây dựng NTM, đến nay đã có 90% khối lượng công trình đã xây dựng hoàn thành.
Được biết, hiện An Lão có xã An Hòa và xã An Tân đạt 12/19 tiêu chí xây dựng NTM; các xã An Trung, An Hưng, An Quang đạt 9 tiêu chí; xã An Vinh đạt 6 tiêu chí, xã An Toàn mới đạt 5 tiêu chí NTM.
Có thể bạn quan tâm

Đến năm 2020, ngành thủy sản sẽ phấn đấu đưa tổng sản lượng thủy sản đạt 7 triệu tấn và giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD, tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp.

Nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh ta đã có hàng trăm hộ gia đình sản xuất nấm (nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm và nấm mục nhĩ) có thu nhập khá, rải rác ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa... Nấm được trồng quanh năm, nhưng hiệu quả nhất vẫn là nấm mục nhĩ và nấm sò.

Năm 2012, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình trồng keo tai tượng thâm canh tại 3 xã, gồm: Phúc Đường, Hải Long (Như Thanh), Thanh Quân (Như Xuân), quy mô 113 ha, với 70 hộ tham gia thực hiện.

Ngày 23 – 10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2013 – 2014, giải pháp thu mua, chế biến niên vụ 2014 – 2015 và định hướng kế hoạch sản xuất niên vụ 2015 – 2016.

Sau hơn hai năm, 53 thành viên đầu tiên thuộc dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch (PCT) tại 53 xã thuộc sáu huyện miền núi Quảng Ngãi đã thổi một luồng gió mới vào cuộc sống những người dân vùng cao.