Người Dân Đắk Rtíh Tích Cực Sản Xuất, Vươn Lên Làm Giàu

Xã Đắk R’tíh (Tuy Đức) hiện có 11 thôn, bon, với 1.637 hộ và 7.293 khẩu; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 75%.
Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, siêng năng, cần cù chịu khó, bám đất bám vườn để làm ăn và từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.
Điển hình như gia đình bà Thị G’Rot, bon Diêng Ngaih, đã đầu tư thâm canh, chăm sóc các loại cây trồng như cà phê, cao su, điều đúng kỹ thuật nên đạt năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, bình quân mỗi năm, gia đình bà G’Rot thu hoạch được gần 7 tấn cà phê nhân, gần 6 tấn mủ cao su và 3 tấn điều. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, gia đình bà còn lãi hơn 300 triệu đồng.
Tương tự, gia đình ông Điểu N’Jot, bon Diêng Ngaih, nhờ tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, ông đã áp dụng vào các mô hình cây trồng của gia đình một cách hiệu quả. Hiện gia đình ông có 600 trụ tiêu, 3,5 ha điều, 3 ha cà phê và 3 sào lúa nước; trừ chi phí sản xuất, mỗi năm đem lại cho gia đình ông hơn 200 triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân Nhiên, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk R’tíh nhận định: Mặc dù vẫn còn gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, song phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số trong xã đã tích cực lao động sản xuất để vươn lên. Năm 2013, toàn xã đã giảm được 7,6% hộ nghèo; số hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện khá, giàu đạt 20%.
Cũng theo ông Nhiên thì thời gian qua, 100% hộ nghèo và cận nghèo đồng bào thiểu số trong xã đã được tiếp cận với nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách – Xã hội với tổng trị giá trên 20 tỷ đồng. Trong năm 2014, xã sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các hộ dân tộc thiểu số tiếp cận các nguồn vốn vay khác để phát triển sản xuất; hỗ trợ người dân thành lập các nhóm đồng sở thích, các tổ vay vốn để giúp nhau làm kinh tế; nhân rộng các mô hình, các hộ nông dân sản xuất giỏi để bà con học tập noi theo.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, vụ hè thu 2013, chi cục phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, HTX Nông nghiệp An Ninh Tây tiến hành gieo sạ khảo nghiệm 20 giống lúa chịu mặn trên diện tích 1.000m2 tại xã An Ninh Tây (Tuy An). Bộ giống do Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế tuyển chọn từ Viện lúa Quốc tế (RIRI) chuyển giao.

Nông dân vùng mặn ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đang đẩy mạnh nuôi tôm sú - cua kết hợp, nuôi cua trên ruộng muối cho thu nhập khá cao.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, những năm gần đây, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

Trước nay, nhiều hộ dân trồng rau màu ở Đức Trọng (Lâm Đồng) đã phải chịu cảnh “Được mùa rớt giá, được giá mất mùa” và thường bị thương lái ép giá với những lý do về chất lượng sản phẩm. Từ khi áp dụng sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đầu ra ổn định và kinh phí đầu tư cũng giảm.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 22/5 trên địa bàn tỉnh có gần 33 ha tôm nuôi bị chết; trong đó chuyên tôm sú gần 14 ha ở huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Hương Trà và tôm chân trắng 19 ha ở huyện Phong Điền, Phú Lộc.