Người Dân Đắk Rtíh Tích Cực Sản Xuất, Vươn Lên Làm Giàu

Xã Đắk R’tíh (Tuy Đức) hiện có 11 thôn, bon, với 1.637 hộ và 7.293 khẩu; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 75%.
Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, siêng năng, cần cù chịu khó, bám đất bám vườn để làm ăn và từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.
Điển hình như gia đình bà Thị G’Rot, bon Diêng Ngaih, đã đầu tư thâm canh, chăm sóc các loại cây trồng như cà phê, cao su, điều đúng kỹ thuật nên đạt năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, bình quân mỗi năm, gia đình bà G’Rot thu hoạch được gần 7 tấn cà phê nhân, gần 6 tấn mủ cao su và 3 tấn điều. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, gia đình bà còn lãi hơn 300 triệu đồng.
Tương tự, gia đình ông Điểu N’Jot, bon Diêng Ngaih, nhờ tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, ông đã áp dụng vào các mô hình cây trồng của gia đình một cách hiệu quả. Hiện gia đình ông có 600 trụ tiêu, 3,5 ha điều, 3 ha cà phê và 3 sào lúa nước; trừ chi phí sản xuất, mỗi năm đem lại cho gia đình ông hơn 200 triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân Nhiên, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk R’tíh nhận định: Mặc dù vẫn còn gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, song phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số trong xã đã tích cực lao động sản xuất để vươn lên. Năm 2013, toàn xã đã giảm được 7,6% hộ nghèo; số hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện khá, giàu đạt 20%.
Cũng theo ông Nhiên thì thời gian qua, 100% hộ nghèo và cận nghèo đồng bào thiểu số trong xã đã được tiếp cận với nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách – Xã hội với tổng trị giá trên 20 tỷ đồng. Trong năm 2014, xã sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các hộ dân tộc thiểu số tiếp cận các nguồn vốn vay khác để phát triển sản xuất; hỗ trợ người dân thành lập các nhóm đồng sở thích, các tổ vay vốn để giúp nhau làm kinh tế; nhân rộng các mô hình, các hộ nông dân sản xuất giỏi để bà con học tập noi theo.
Có thể bạn quan tâm

Khi có thông tin về việc sử dụng chất cấm hay chất tăng trọng,chất tạo nạc trong chăn nuôi heo xuất hiện trên các kênh truyền thông,nhiều người tiêu dùng đã quay lưng lại với loại thịt này.

Sau khi đồng Nhân dân tệ (NDT) liên tục phá giá, nhiều lĩnh vực xuất khẩu (XK) chịu tác động, trong đó mặt hàng gạo xuất khẩu đang đối mặt với không ít khó khăn từ việc ép giá, phá vỡ hợp đồng của không chỉ đối tác Trung Quốc mà từ các đầu mối nhập khẩu tại một số thị trường khác.

8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu ba mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam là cà phê, cao su, gạo liên tục trong tình trạng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 7 và 8, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, dự kiến nguồn cung phân đạm nói chung và ure nói riêng sẽ tiếp tục ổn định.

Ngày 26-8, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang tổ chức ra mắt mô hình Tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú, huyện Châu Thành.