Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Chăn Nuôi Mong Được Giải Cứu

Người Chăn Nuôi Mong Được Giải Cứu
Ngày đăng: 07/03/2014

Đến thời điểm này, dịch cúm A/H5N1 đã cơ bản được khống chế, không tiếp tục bùng phát và lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, tin tốt này cũng không khiến người chăn nuôi phấn khởi khi mà gia cầm và các sản phẩm gia cầm đang rơi vào cảnh “đại hạ giá”…

Thịt ế, trứng mất giá

Dịch cúm A/H5N1 đang khiến người chăn nuôi khốn đốn với cái “hậu” của nó. Đó là thịt lẫn trứng gà, vịt không ế thì cũng trượt giá không phanh.

Tại 5 chợ có buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm (chủ yếu là trứng) gồm: Nghĩa Dũng (TP. Quảng Ngãi), Quán Lát (Mộ Đức), La Hà (Tư Nghĩa), thị trấn Đức Phổ (Đức Phổ) và Chợ Chùa (Nghĩa Hành), điểm chung ở các chợ này là hàng gà, vịt rất vắng lặng dù giá bán chỉ còn ở mức 45.000 - 50.000 đồng/con vịt, 70.000 - 80.000 đồng/kg gà thay vì 70.000 - 80.000 đồng/con vịt và 90.000 - 120.000/kg gà như trước khi có dịch cúm A/H5N1.

Bà Nguyễn Thị Hương, hộ bán vịt ở chợ Nghĩa Dũng bảo rằng: “Dịch gì mà ác, làm cả buổi chợ tui chẳng bán được con vịt nào!”. Cùng với bà Hương, rất nhiều người bán gà, vịt ở các chợ trên cũng than thở rằng, cả tuần nay, gia cầm bán không chạy dù “chúng tôi chỉ bán những con khỏe mạnh, không dính bệnh và đã được tiêm phòng”. Tuy nhiên, lời cam kết ấy vẫn không khiến nhiều người tiêu dùng quan tâm.

Thịt đã thế, trứng gia cầm lại càng bi đát hơn khi mà hiện giờ, giá trứng gà lẫn vịt đều giảm từ 8.000 - 10.000 đồng/chục. Điều này khiến người chăn nuôi rơi vào cảnh “bán thì lỗ, không bán càng lỗ”. Lý giải điều này, ông Nguyễn Nở - chủ đàn vịt đẻ hơn 2.000 con ở tổ 2, thị trấn La Hà (Tư Nghĩa) bảo rằng, khi có dịch bệnh, chủ hộ phải tăng lượng đạm và dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gà, vịt để giúp chúng tăng cường sức khỏe, đảm bảo sức đẻ nên tốn kém gấp đôi. Dẫu thế nhưng giá bán hiện chỉ ở mức 29.000 - 30.000 đồng/chục 12 trứng thay vì 38.000 - 40.000 đồng/chục như trước.

Mong được “giải cứu”.

Nguyên nhân của chuyện thịt và trứng gia cầm trượt giá một phần là do người tiêu dùng e ngại. Sự cẩn thận này không thừa, nhất là khi chủng vi rút cúm gia cầm biến đổi và có khả năng gây chết người như H1N1. Có điều, không phải thịt hay trứng gà, vịt nào cũng không đảm bảo chất lượng - tức bị nhiễm bệnh, trong đó có cúm A/H5N1.

Bởi tại các chợ, thịt lẫn trứng gà, vịt được người bán thông tin đầy đủ nguồn gốc, tình trạng gia cầm kèm giấy xác nhận về việc hộ chăn nuôi chấp hành lịch tiêm phòng vắc xin. Thế nhưng, điều ấy cũng không khiến người tiêu dùng yên tâm. Vì nói như chị Trần Thị Thu Hà ở chợ thị trấn La Hà (Tư Nghĩa) thì: “Ai chứng minh và đảm bảo gà, vịt đó là an toàn?”.

Câu hỏi này không chỉ khiến người bán, mà cả hộ chăn nuôi cũng chẳng biết tìm đâu ra câu trả lời. Bởi nói như ông Nguyễn Nở - một trong những hộ chấp hành nghiêm túc nhất việc tiêm phòng các loại bệnh tả, tụ huyết trùng và cúm A/H5N1 cho vịt ở huyện Tư Nghĩa thì: “Chúng tôi tuân thủ việc tiêm vắc xin phòng bệnh; rồi nuôi vịt an toàn không sử dụng kháng sinh, nhưng cứ sau mỗi đợt dịch, dù vô can nhưng trứng vịt nhà tôi vẫn chất đống, thương lái ép lên ép xuống với giá bán rẻ mạt?”.

Quả thật, thương lái họ thừa biết vịt nhà ông Nở sức khỏe ổn định, không hề mắc bệnh (vì có giấy xác nhận tiêm phòng dịch bệnh của thú y huyện) nhưng vì lý do “đang thời điểm cúm A/H5N1 nên giá bán hiển nhiên phải giảm”. Thương lái đã nói thế, hộ chăn nuôi như ông Nở không bán cũng không xong!     

Rõ ràng, thương lái đang mượn dịch bệnh để ép người chăn nuôi. Nhưng nếu các ngành chức năng kiểm soát được chất lượng sản phẩm thì liệu, cả người tiêu dùng lẫn hộ chăn nuôi có bị thiệt thòi? Bởi, người tiêu dùng chỉ cần “ngành chức năng đóng con dấu an toàn lên các sản phẩm thịt, trứng” là họ sẵn sàng trả tiền. Còn hộ chăn nuôi cũng muốn “cơ quan nào đó đứng ra kiểm tra, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm”.


Có thể bạn quan tâm

Khi Nông Dân Vay Vốn... Khi Nông Dân Vay Vốn...

Dù nguồn vốn không lớn nhưng Quỹ hỗ trợ nông dân được xem như “bà đỡ” góp phần tạo điều kiện để nhiều nông dân huyện Phú Ninh chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả.

28/07/2013
Nuôi Rắn Hổ Hèo Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập Ở Thoại Giang (An Giang) Nuôi Rắn Hổ Hèo Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập Ở Thoại Giang (An Giang)

Chủ tịch UBND xã Thoại Giang (Thoại Sơn - An Giang) Đinh Văn Hiền cho biết, từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, 30 hộ nghèo của xã được hỗ trợ 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo. Với chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều diện tích, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, mô hình này đem lại nguồn lợi nhuận khá lý tưởng cho các hộ nuôi.

11/12/2012
Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ

Tỉnh Tiền Giang đang nhân rộng mô hình cá + lúa trên ruộng tại các huyện đầu nguồn phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè... Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha đồng thời mở ra hướng khả thi trong thực hiện mục tiêu “chung sống với lũ” bền vững, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.

13/12/2012
Chàng Thanh Niên Trẻ Tiên Phong Nuôi Chim Trĩ Ở Uông Bí Chàng Thanh Niên Trẻ Tiên Phong Nuôi Chim Trĩ Ở Uông Bí

Được sự giới thiệu của cán bộ phường Bắc Sơn (TP Uông Bí - Quảng Ninh) chúng tôi tìm tới gia đình anh Trịnh Hữu Hiền ở khu 6, một thanh niên trẻ tiên phong nuôi chim trĩ ở địa phương.

29/07/2013
Kiến Nghị Các Giải Pháp Cấp Bách Gỡ Khó Cho Cá Tra Kiến Nghị Các Giải Pháp Cấp Bách Gỡ Khó Cho Cá Tra

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa kiến nghị Chính phủ quy định xuất khẩu cá tra là ngành sản xuất đặc thù và có điều kiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản xuất khẩu quan trọng này.

14/12/2012