Người biến vùng đất trũng thành trang trại tiền tỷ

Bà Trần Thị Nhường chăm sóc lợn con ở khu chuồng riêng.
Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, chỉ tay về những khu chuồng được thiết kế hiện đại, bà Nhường cho biết, bà bắt đầu nuôi lợn từ năm 2007. Khi đó vùng này là một khu đất trũng, cấy lúa vụ được vụ mất, nên bà con chán bỏ hoang. “Tiếc đất tôi bàn với chồng xin UBND xã thầu lại với ý định làm trang trại nuôi lợn.
Lúc đầu chưa có vốn tôi chỉ nuôi 20 con lợn nái và vài chục lợn thịt, rồi nhân dần lên” – bà Nhường nhớ lại. Cuối năm 2007, bà xuất lứa lợn giống và lợn thịt đầu tiên lãi gần 100 triệu đồng, khiến cả nhà ai cũng vui, háo hức chăm lợn. Năm 2008, trang trại gặp dịch tai xanh, lỗ 200 triệu đồng.
Sau “vận đen”, bà Nhường đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi và mở rộng quy mô chuồng trại. Suy nghĩ “chăn nuôi quy mô lớn sẽ tiết kiệm được cám, thời gian, tiền điện…” nên đầu 2009 bà quyết định nâng đầu lợn nái lên 50 con.
Hướng mở rộng quy mô chăn nuôi mang lại hiệu quả, cuối năm 2013, bà quyết tâm hiện đại hóa hệ thống chuồng trại bằng cách thế chấp nhà cửa vay 4,2 tỷ đồng từ ngân hàng để đầu tư nâng cấp trang trại.
Bà Nhường cho biết, hiện bà đang nuôi 150 con lợn nái cao sản, hơn 1.000 con lợn thịt, mỗi năm xuất hàng nghìn lợn giống và hàng chục tấn lợn hơi ra thị trường. Bà Nhường nhẩm tính: “Hiện giá bán lợn hơi từ 48.000 – 50.000 đồng/kg, lợn giống 24 ngày tuổi 1,5 triệu đồng/con.
Trừ chi phí mỗi năm gia đình tôi lãi gần 1 tỷ đồng”. Hiện trang trại bà đang tạo việc làm cho 8 lao động, với mức lương 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài chăn nuôi lợn, bà Nhường còn thả cá rô phi đơn tính trong ao để ăn thức ăn thừa, vương vãi từ đàn lợn. Mỗi năm bà xuất bán 2 lứa cá cho thu lãi hơn 40 triệu đồng/lứa.
Có thể bạn quan tâm

Có thể nói Thiện Mỹ là địa bàn tập trung sản xuất lúa chất lượng cao nhiều nhất huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Một thời giống lúa Jasmine 85 (lúa thơm) khởi phát từ đây có tiếng xa gần. Rồi thăng trầm, Jasmine có giai đoạn giảm dần diện tích đến mức thấp nhất. Lúc đó, giống lúa OM4900, OM5451, OM4218,... thay màu xanh đất lúa.

Theo đó, mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên nền ao tôm nước lợ được áp dụng thí điểm diện tích là 6 ha của 15 hộ tại ấp Phạm Kiểu, xã Vĩnh Hiệp được Trung tâm Khuyến nông Sóc trăng hỗ trợ về giống, trạm khuyến nông thị xã hỗ trợ về kỷ thuật; đến nay lúa đã 50 ngày tuổi, phát triển tốt và đang nở bụi đẻ nhánh.

Tỷ lệ cho phép quả non và xanh của cà phê thu hoạch chỉ chiếm dưới 5%, tuy nhiên bằng mắt thường có thể thấy, tại Quảng Trị tỷ lệ này đã vượt 20%.

Những tháng đầu năm 2013, diện tích vườn cây ăn trái của huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) tiếp tục phát triển ổn định với trên 9.295ha, tăng 55ha so với cùng kỳ do nhiều bà con nông dân chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng vườn.

Chúng tôi tìm đến “vựa cam” ở bản Tân Hương, xã Yên Khê (Con Cuông), khác với không khí nhộn nhịp thu hoạch cam như mọi năm, thời điểm này đang là chính vụ thu hoạch nhưng khách vào mua cam vắng teo. Hai bên đường người trồng cam phải tự dựng các sạp để bán cam