Ngư Dân Xuất Hành Đầu Năm Trúng Đậm Cá Cơm Mồm Và Ruốc

Trong 2 ngày mùng 4 và mùng 5 tết (ngày 2 và 3.2), ngư dân xã Nhơn Lý (Quy Nhơn, Bình Định) xuất hành đầu năm mới, đã trúng đậm “lộc biển” cá cơm mồm xuất khẩu và ruốc.
Anh Võ Ngọc Cảnh cho biết, trưa mùng 4 Tết thuyền nghề anh xuất hành đầu năm và bất ngờ gặp cá cơm mồm xuất khẩu và ruốc, trong hai ngày (mùng 4-5) thuyền anh thu về gần 40 triệu đồng.
Ở Nhơn Lý nhiều thuyền nghề khác trong hai ngày qua cũng trúng đậm “lộc biển” với thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay giá cá cơm đã giảm xuống so với vài ngày trước.
Cùng với Nhơn Lý, Ngư dân xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ cũng trúng đậm cá cơm mồm. Mỗi thuyền có thể khai thác được khoảng 100 két cá cơm mồm/ngày, với giá bán mỗi két dao động từ 550 - 650 ngàn đồng/két 12kg, đạt mức thu nhập từ 50 - 65 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 45 - 60 triệu đồng. Ngoài ra, ruốc cũng bắt đầu xuất hiện nhiều trên vùng biển Mỹ An, nên nhiều thuyền cũng tập trung đánh bắt ruốc. Giá ruốc hiện cũng đang ở mức từ 400 - 500 ngàn đồng/két 10kg.
Hầu hết cá cơm mồm và ruốc đều được các cơ sở chế biến hải sản thu mua để chế biến xuất khẩu.
Gặp thời tiết thuận lợi nên ngư dân đánh bắt cá cơm mồm và ruốc nhiều, và vì đầu năm chưa đông khách hàng mua bán nên việc tiêu thụ cá và ruốc nhanh chóng hạ giá. Ngày mùng 4 tết, mỗi két cá cơm mồm (từ 10 – 12 kg/két) có giá 550 ngàn đồng thì ngày mùng 5 tết chỉ còn 470 ngàn đồng/két và ruốc tươi từ 200 ngàn đồng/két hạ giá còn 150 ngàn đồng.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi cá lóc ở các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long đang lỗ nặng khi giá cá lóc thương phẩm thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 4.000 đ/kg.

Người dân xã Địch Quả (huyện Thanh Sơn) đã có nhiều cách làm giàu, nhưng hiệu quả hơn cả vẫn là cây chè. Những người cao niên nhất trong xã cũng không biết cây chè cắm chân trên đất này từ bao giờ, còn chè trồng quy mô, thành hàng hóa lớn bắt đầu từ những năm 1980.

Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) với sản lượng hàng năm khoảng 12 nghìn tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, thị trường tiêu thụ ngao Trung Quốc đột ngột sụt giảm, giá ngao xuống thấp khiến cho người nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Phước Sơn, nhiều hộ dân đã cải tạo đất vườn đồi để trồng các giống cây ăn quả mới dẫn nhập cho hiệu quả kinh tế cao.

4 năm qua, mô hình trồng ngò gai ở xã Phụng Hiệp (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao góp phần xóa đói giảm nghèo và đang được nhân rộng. Toàn xã có trên 400 hộ dân SX 27 ha ngò gai. Bình quân 1.000 m2 ngò gai thu lãi từ 40 - 50 triệu đ/năm.