Giá Chanh Tăng Cao, Khoai Lang Giảm Mạnh

Liên tục những ngày gần đây giá chanh ở ĐBSCL tăng rất mạnh. Chiều 14-5, thương lái ở Long An, Hậu Giang, Bến Tre… thu mua chanh không hạt với giá dao động từ 40.000 - 42.000 đồng/kg, chanh núm giá từ 20.000 - 22.000 đồng/kg… tăng gần gấp đôi so với tháng trước.
Nguyên nhân do hiện nay sản lượng chanh không nhiều, trong khi nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước tăng cao, từ đó đẩy giá chanh lên cơn “sốt”.
Trong lúc người trồng chanh phấn khởi, thì hàng loạt hộ trồng khoai lang xuất khẩu ở Vĩnh Long, Đồng Tháp… đang khóc ròng vì giá khoai lang tím Nhật rớt thê thảm. Nếu như thời điểm tháng 3-2014, giá khoai lang tím Nhật dao động từ 800.000- 860.000 đồng/tạ, thì nay rớt đến mức không thể ngờ chỉ còn 350.000 - 370.000 đồng/tạ. Với giá này người trồng khoai lang xuất khẩu thua lỗ khoảng 30 triệu đồng/ha.
Chiều 14-5, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Huỳnh Văn Quân, Phó chủ nhiệm HTX khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết, dù giá giảm mạnh nhưng thị trường Trung Quốc vẫn tiêu thụ khoai lang bình thường, nhưng có phần “kén hàng” hơn so với lúc sốt giá.
Vấn đề quan trọng hiện nay là người dân cần bình tĩnh, không nên ùn ùn kêu bán tháo khoai lang ngay thời điểm giá giảm mạnh sẽ làm rối loạn thị trường và dễ bị thương lái lợi dụng để ép giá, gây thiệt hại nhiều hơn…
Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên, mật ong - đặc sản rừng tràm U Minh Hạ đạt mức giá cao kỷ lục khi được bán từ 350.000 - 500.000 đồng/lít. Mức giá trên tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2012.

Theo người dân, diện tích sắn bị hại do nhện đỏ gây ra trên địa bàn huyện Sông Hinh hơn 40ha, tập trung nhiều nhất ở xã Sơn Giang diện tích trên 20ha, thôn Bình Giang, Chí Thán xã Đức Bình Đông 15ha, xã Ea Bia 5ha. Bệnh lây lan rất nhanh, phát triển bệnh ở những diện tích trên đồi cao, vùng khô hạn. Biểu hiện của bệnh này gây rụng lá, cây ngưng phát triển

Chi phí đầu tư tăng cao, nhưng giá mía lại sụt giảm khiến người trồng mía ở ĐBSCL lỗ nặng. Điệp khúc trồng mía rồi lại chặt tái diễn.

Tổ được thành lập vào năm 1999, có 16 hộ tham gia, về sau số lượng ngày một tăng lên. Đến nay, có 34 hộ, sản xuất trên 30 hecta. Tất cả các thành viên trong tổ đều thực hiện cải họ cây sầu riêng, vươn lên phát triển kinh tế.

Năm 2013, tỉnh Dak Lak trích ngân sách 345 triệu đồng mua 129.650 con cá giống các loại thả bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn 8 huyện: Lak, Krông Ana, Ea Súp, Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea H’leo, Krông Pak và Ea Kar.