Hoàn Thiện Quy Trình Bảo Quản Sau Thu Hoạch Cá Tạp Và Công Nghệ Sản Xuất Surimi

Theo Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, tại Hà Nội đã diễn ra buổi nghiệm thu dự án khoa học “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất Surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản” (Mã số KC.07.DA01/11-15) do KS. Nguyễn Văn Chung, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng làm chủ nhiệm.
Tham dự buổi nghiệm thu có đầy đủ các thành viên hội đồng khoa học, đại diện Vụ Tài chính, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước thuộc Bộ KH&CN và đại diện Ban Chủ nhiệm Chương trình KC.07/11-15.
Tại buổi nghiệm thu, Chủ nhiệm dự án – KS Nguyễn Văn Chung đã báo cáo những kết quả mà dự án đạt được trong hai năm qua (từ 01/01/2012 đến nay). KS Chung cho biết, Nhà máy Thủy sản Hòa Thắng là một trong những công ty sản xuất Surimi xuất khẩu nằm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa. Tuy nhiên, hiện nay nhà máy vẫn chỉ đang sản xuất Surimi thô để xuất khẩu sang Hàn Quốc nên giá thành thấp.
Mong muốn của nhà máy là mở rộng thị trường sang các nước Châu Âu, Nhật Bản với giá thành cao hơn. Để làm được việc này, ngoài việc cải tiến máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng thì chất lượng nguyên liệu cá cũng như công nghệ sản xuất, bảo quản của nhà máy đóng vai trò cực vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng đã đề xuất và được Bộ KH&CN giao cho thực hiện và dự án “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất Surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản”.
Qua 2 năm triển khai, dự án đã đạt được kết quả nổi bật. Dự án đã hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp để sản xuất Surimi đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản; nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất Surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản; nghiên cứu quy trình bảo quản sản phẩm Surimi sau khi sản xuất; nghiên cứu thiết kế và lắp đặt dây chuyền công nghệ để thực hiện quy trình sản xuất Surimi với công suất 50 tấn nguyên liệu cá;…
Đặc biệt, kết quả ấn tượng nhất của dự án là đã xuất khẩu được 200 tấn thành phẩm Surimi sang thị trường khó tính như Nhật Bản.
PGS.TS Lê Đức Mạnh, Chủ nhiệm Chương trình KC.07/11-15 cũng nhận định, dự án đã tạo ra sản phẩm Surimi có chất lượng tốt, xuất khẩu được vào thị trường khó tính như Nhật Bản. Đây có thể coi là một kết quả nổi bật của Chương trình KC.07/11-15.
Trong thời gian tới, sản phẩm của dự án “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất Surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản” chắc chắn sẽ được xuất khẩu sang nhiều nước ở khu vực Châu Âu và mở rộng thị trường hơn nữa tại Nhật Bản.
Dự án được các thành viên hội đồng nghiệm thu đề tài cho rằng, những kết quả này là dấu hiệu đáng mừng cho thấy dự án đã thành công bước đầu và khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm Surimi sang các nước Châu Âu của Công ty Hòa Thắng trong thời gian tới là hoàn toàn khả quan.
Bên cạnh đó, dự án còn góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức cho đội ngũ công nhân lành nghề và kỹ thuật viên của nhà máy. Nghiên cứu cũng góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản Việt Nam và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng thủy sản Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, toàn tỉnh Nam Định có gần 16 nghìn ha nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó diện tích ao đầm nuôi thủy sản nước mặn, lợ tập trung chủ yếu ở 3 huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng; nuôi thủy sản nước ngọt nằm xen kẽ rải rác ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Mặc dù lĩnh vực này phát triển khá mạnh nhưng việc thực hiện công tác thú y thủy sản còn nhiều hạn chế.

Do hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản thiếu đồng bộ và tồn tại bất cập khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, cản trở đến sự phát triển bền vững của ngành. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đặt ra tại buổi làm việc mới đây giữa Đoàn kiểm tra khảo sát tình hình thi hành pháp luật về xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng đến phân phối, xuất khẩu của TP Cần Thơ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và các sở, ngành liên quan.
Hiện nay châu chấu tre đang xuất hiện dày đặc và gây hại cây trồng trên địa bàn huyện Điện Biên (tại xã Mường Lói và Phu Luông). Phạm vi hoạt động của đàn châu chấu khá phức tạp, khó kiểm soát. Những ngày gần đây, loại côn trùng này có xu hướng lan rộng ra các vùng lân cận khiến người dân lo lắng…

Trước tình hình thời tiết bất lợi, sâu hại có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang khuyến cáo người dân cần chủ động phòng bệnh trên diện tích lúa Thu Đông, nhất là ở thời điểm nhiều trà lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, nếu để xảy ra dịch bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng toàn vụ.