Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Thác Lác Cườm Không Lo Việc Tiêu Thụ

Nuôi Cá Thác Lác Cườm Không Lo Việc Tiêu Thụ
Ngày đăng: 16/10/2013

Anh Đặng Thành Thơm ở xã Bình Thạnh (TX Hồng Ngự - Đồng Tháp) đã nói như vậy khi chuyển từ ươm nuôi cá tra giống sang nuôi cá thác lác cườm thời gian qua.

Cá thác lác cườm là giống cá nước ngọt có khả năng chịu phèn, thịt cá ngọt và dai, có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon, đặc biệt là món chả, nên rất dễ tiêu thụ trên thị trường hiện nay.

Theo anh Thơm, muốn nuôi cá thác lác cườm thành công, phải chuẩn bị ao nuôi khoảng 10 ngày trước khi thả cá giống. Việc chuẩn bị gồm: tát cạn nước, vét bùn, bón vôi (9 kg/100m2), phơi ao (2 ngày), lấy nước vào ao ở mức 2m, diệt khuẩn trong nước (dùng dung dịch Vime–protex với liều 1 lít/2.000m3 nước ao), gây màu nước ao (nước phải có màu xanh lá chuối non rồi mới thả cá giống). Cá giống được chọn có kích cỡ 9 - 11cm, trên một ao rộng 1.600m2 anh thả 16.000 con.

Việc thay nước phải được làm thường xuyên: tháng đầu thay 1 lần (30% nước), tháng thứ 2 cho đến thu hoạch cứ 15 ngày thay nước 1 lần cũng với 30% nước trong ao. Định kỳ 15 ngày diệt khuẩn trong nước 1 lần bằng dung dịch Vime–protex với liều lượng 1 lít/1.500m3 nước trong ao.

Việc cho cá ăn được anh Thơm quan tâm. Ngày cho cá ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát (chủ yếu là buổi chiều vì cá có tập tính thích ăn đêm), thức ăn được để trên sàn để có thể kiểm tra mức độ cá ăn mà gia giảm và tiết kiệm thức ăn, giảm ô nhiễm nước ao.

Cá thác lác thích ăn mồi tươi sống, những nơi nguồn thức ăn tươi sống có khó khăn có thể tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp theo tỷ lệ 60 – 70% cá tươi + 40 - 30% thức ăn công nghiệp (chú ý: khi tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp nên giảm lượng cá tươi từ từ để tránh cá chưa quen thức ăn sẽ bị đói dẫn đến hao hụt). Sau 5 tháng nuôi có thể thu hoạch.

Với cách nuôi như trên, anh Thơm ước thu hoạch được 1.960kg cá thác lác thương phẩm. Nếu tính giá bán 55.000 đ/kg (giá thương lái đặt mua) anh thu 107,8 triệu đồng (chi 84,304 triệu) thì mức lời chưa cao.

Lý do là anh cho cá ăn thức ăn công nghiệp quá sớm nên mức hao hụt cá giống cao (tỷ lệ cá sống của anh chỉ đạt 47%), mặt khác giá cá giống của anh cao chiếm tới 50% chi phí. Tuy nhiên, nếu biết điều chỉnh những vấn đề trên thì lời nhiều hơn.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên tăng cường quản lý tàu cá ngừ đánh bắt xa bờ Phú Yên tăng cường quản lý tàu cá ngừ đánh bắt xa bờ

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch nhằm tăng cường quản lý các tàu cá của ngư dân đánh bắt xa bờ, vừa hướng dẫn, động viên ngư dân tiếp tục hành nghề trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam; đồng thời không xâm phạm vùng biển nước khác, tránh bị bắt giữ, xử lý gây thiệt hại đến tài sản, đời sống của ngư dân và ảnh hưởng tới công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

02/06/2015
Đồng Tháp tháo gỡ khó khăn cho thực hiện VietGAP trên cá tra Đồng Tháp tháo gỡ khó khăn cho thực hiện VietGAP trên cá tra

Thực hiện nuôi cá tra theo quy trình VietGAP là cơ sở để chứng minh chất lượng cá tra của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn VietGAP vẫn chưa được quốc tế công nhận đã khiến cho cả doanh nghiệp chế biến và người nuôi thủy sản vẫn đang phân vân.

02/06/2015
Móng Cái (Quảng Ninh) có hơn 170 ha tôm chết do dịch bệnh Móng Cái (Quảng Ninh) có hơn 170 ha tôm chết do dịch bệnh

Như tin đã đưa, ngày 20-5, Chi cục Thú y đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái (Quảng Ninh) tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh. Ngày 25-5, kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y Vùng 2 và kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương cho thấy: Có 5 mẫu tôm dương tính với bệnh đốm trắng; 9 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

02/06/2015
Quy hoạch nuôi tôm nước lợ ĐBSCL định hướng phát triển nghề nuôi tôm bền vững Quy hoạch nuôi tôm nước lợ ĐBSCL định hướng phát triển nghề nuôi tôm bền vững

Quy hoạch nuôi tôm nước lợ ĐBSCL đến năm 2020, định hướng năm 2030 là vấn đề trọng tâm được thảo luận tại hội thảo do Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản (Bộ NN&PTNT) tổ chức tại Bạc Liêu.

02/06/2015
Xuân Hòa (Nam Định) phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững Xuân Hòa (Nam Định) phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững

Xã Xuân Hòa (Xuân Trường - Nam Định) có sông Sò chảy qua, đây là một nhánh sông nhỏ của sông Hồng chịu ảnh hưởng của thủy triều và nước mặn từ biển nên có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt.

02/06/2015