Ngư Dân Trúng Mùa Tôm Hùm Giống

Từ đầu Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 đến nay, ngư dân trên địa bàn hai xã Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn - Bình Định) trúng đậm tôm hùm giống (ngư dân quen gọi là tôm nhí).
Theo bà con ngư dân, trong một đêm ra khơi mỗi thuyền nếu “trúng biển” có thể bắt được từ 20 - 30 con tôm nhí. Hiện giá thu mua tôm hùm nhí đang dao động ở mức cao, bình quân từ 300 - 350 ngàn đồng/con, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau một đêm đánh bắt hiệu quả, trừ tổn, một thuyền có thể thu nhập từ 8 - 12 triệu đồng.
Từ ngày 24 tháng Chạp đến nay, tôm hùm xuất hiện, ngư dân TP. Quy Nhơn tranh thủ khai thác đạt sản lượng khoảng 20.000 con, với giá bán bình quân 350 – 355 ngàn đồng/con tôm hùm sao (tôm hùm bông), 95.000 đồng/con tôm hùm xanh và 10.000 đồng/con tôm hùm tề thiên, đã giúp cho nhân dân có thu nhập khá để vui Xuân đón Tết.
Có thể bạn quan tâm

Vi khuẩn gây bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ 26 - 31 độ C và ẩm độ 80 - 90%, bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn lúa đòng - trỗ.

Thông tin từ Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm 2015 đạt 16,93 tỷ USD. Con số này giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Không những là doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu Việt Nam, trong thời gian qua, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) cũng đã không ngừng thực hiện các hoạt động nhằm góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội (ASXH) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

Ở vùng đất bãi ngang khó khăn Hải Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), gia đình anh Đỗ Văn Tùng đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học và đạt được những thành công bước đầu.

Ngày 29.7, đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tổ chức này cùng với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ký thực hiện hai chương trình hợp tác là Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại VN và Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn 2.