Nuôi lợn trên đệm lót sinh học

Để triển khai mô hình, anh Tùng xây dựng chuồng nuôi có diện tích 75m2 với hệ thống trang thiết bị đảm bảo kỹ thuật.
Theo đó, nền chuồng xi măng phải đục lỗ, mỗi lỗ 4cm, khoảng cách 2 lỗ 30cm, sử dụng hệ thống phun nước làm mát và giữ độ ẩm đệm lót. Máng ăn và vòi nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để giúp heo tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho sự lên men; máng ăn tự động (đối với chuồng lớn), máng xây (đối với chuồng nhỏ) đặt cao hơn mặt đệm lót khoảng 20cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn. Dùng máng dưới vòi nước tự động để tránh nước chảy vào đệm lót. Con giống khi thả vào nuôi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo đúng quy định; trọng lượng heo giống bình quân 15 kg/con, lợn khi xuất chuồng đạt trung bình 97 kg/con.
Theo tính toán của chủ trang trại và những người thực hiện mô hình cho thấy nuôi lợn trên đệm lót sinh học mang lại nhiều hiệu quả cao như tỷ lệ sống cao, tiêu tốn thức ăn thấp, tiết kiệm nước, công lao động, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.
Chị Hoàng Thị Kim Hoa, kỹ sư chăn nuôi thú y của Phòng NN-PTNT H.Quảng Ninh, công nghệ biogas được áp dụng phổ biến để xử lý môi trường nhưng đã bộc lộ những nhược điểm như tiêu hao quá nhiều nước, vi khuẩn chưa được khống chế hiệu quả, gây nguy cơ cao về bệnh truyền nhiễm và bệnh xương khớp, đặc biệt là đối với chăn nuôi lợn.
Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học đã ưu việt hơn, phân và nước tiểu hầu như bị tiêu hủy nên người ta còn gọi là phương pháp chăn nuôi không chất thải.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, trong chăn nuôi (chủ yếu là nuôi heo) chất cysteamine được phép sử dụng để tăng trọng, tạo nạc. Cysteamine có thể làm heo tăng trọng khoảng 33%, tăng tỷ lệ nạc 4,6%, giảm tỷ lệ mỡ 8,5%. Chất cysteamine có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe con người và bị EU cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Đó là đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa được UBND tỉnh An Giang chấp thuận, chờ hướng dẫn mới nhằm quy hoạch, phát triển nghề nuôi chim yến theo hướng bền vững, hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và an toàn dịch bệnh.

Trong lúc chờ kết quả cuối cùng về thuế chống bán phá giá, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đi Mỹ đã dè dặt xuất hàng.

Như hằng năm, vào thời điểm mùa nắng nóng kéo dài cũng là lúc người nuôi tôm công nghiệp gặp khó khăn trong quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi. Do đó, người dân nuôi tôm cần tăng cường quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi để có vụ nuôi tôm đạt hiệu quả.

Được thiên nhiên ưu đãi tiềm năng về diện tích nuôi trồng thuỷ sản, trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Quảng Ninh đang từng bước trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế. Quảng Ninh xếp thứ 6/11 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng Sông Hồng có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản hàng năm cao...