Ngư Dân Trúng Đậm Cá Cơm Nồm

Những ngày Tết, nhiều cửa biển Sa Huỳnh (Đức Phổ), Nghĩa An (TP. Quảng Ngãi), Bình Châu (Bình Sơn)… tưng bừng lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm 2015. Ngay sau phần lễ hội, các tàu cá hồ hởi ra khơi tìm lộc đầu năm.
Nhờ thời tiết thuận lợi, mẻ lưới đầu năm, bà con ngư dân Quảng Ngãi đã trúng đậm mùa cá cơm. Theo con tàu QNg 44218TS của ông Võ Hải, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ rẽ sóng ra khơi đánh phiên biển đầu năm. Trên con tàu không khí rộn ràng, nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt của những ngư dân nơi đây.
Thời tiết thuận lợi cùng hàng chục con tàu cá khác tập trung khu vực biển Bình Định dùng lưới vây bắt cá cơm nồm. Các ngư dân trên tàu QNg 44218TS mỗi người mỗi động tác nhịp nhàng. Sau mẻ lưới đầu tiên trong 2 giờ ra khơi, tàu QNg 44218 TS thu về 5 két cá cơm nục kiếm được 4 triệu đồng.
Mặc dù ngày lễ Tết, nhưng các cảng cá ở Quảng Ngãi đều tấp nập tàu thuyền về bán cá trong những ngày đầu năm. Bà Võ Thị Liễu là người thu mua hải sản tại cảng cá Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ cho biết, năm nay nhiều tàu cá ra khơi sớm sau mùng 2 Tết.
Do thời tiết gió êm nên nhiều tàu cá trúng cá cơm và ruốc. Nói về cá cơm bà Liễu cho biết: “Chúng tôi mua cá cơm của các tàu cá ngư dân, sau đó đem về chế biến thủ công bằng 3 công đoạn lựa, hấp và phơi. Sau đó, bán lại cho thương lái trong và ngoài tỉnh để xuất khẩu”. Được biết, trong các loại cá cơm, thì cá cơm nồm hiện nay có giá trị cao nhất, giá dao động gần 30 nghìn đồng/kg. Vụ đánh bắt cá cơm ở ngư trường Quảng Ngãi, Bình Định thường kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Phiên biển, mẻ lưới đầu năm, ngư dân Quảng Ngãi trúng đậm hải sản. Những chiếc tàu trở về cập bến đầy ắp cá tươi trong niềm vui hân hoan của cả những người trên bến, dưới tàu.
Có thể bạn quan tâm

Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.

Tại thôn 8, xã Hòa Sơn, UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã tổ chức Hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình nuôi bò nhốt thâm canh trên địa bàn huyện. Tham dự hội nghị có đại diện Trung tâm Công nghệ Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo 14 xã, thị trấn và đông đảo người chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Krông Bông.

Gần 20 năm cần mẫn với nghề nuôi bò sữa đã giúp gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (55 tuổi), ngụ tại ấp Chánh Lộc, xã Chánh Mỹ, TP.TDM (Bình Dương) ổn định kinh tế.

Các cơ quan chức năng Quảng Trị đang nỗ lực phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc tại một số xã ở huyện Gio Linh. Từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện thêm 43 con trâu, bò nhiễm bệnh, nâng tổng số gia súc bị nhiễm bệnh đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh là 278 con.

Do tình hình mưa bão cộng với triều cường còn ở mức cao nên người dân sẽ không xuống giống kịp theo lịch thời vụ đợt 1 mà ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 9 đến 15-11. Theo đó, nhiều khả năng bà con sẽ xuống giống tập trung ở đợt 2 từ 25-11 đến 1-12 và đợt 3 từ 12 đến 18-12. Thời điểm này, nông dân cũng đã bắt đầu mua lúa giống để chuẩn bị gieo sạ cho vụ lúa chính trong năm. Hiện các giống lúa xác nhận như: OM 5451, OM 4900,OM 4218, IR 50404,… được cơ sở, đại lý bán dao động từ 11.000-11.500 đồng/kg, giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg so với cùng kỳ. Nguyên nhân, do giá lúa hàng hóa trong vụ Thu đông vừa qua luôn ở mức thấp nên giá lúa giống từ đó cũng giảm theo. Mặc dù giá đã giảm, nhưng sức mua của người dân không mấy khả quan trong những ngày qua.