Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Thừa Thiên - Huế Khó Tiếp Cận Vốn Phát Triển Thủy Sản

Ngư Dân Thừa Thiên - Huế Khó Tiếp Cận Vốn Phát Triển Thủy Sản
Ngày đăng: 24/10/2014

Phần lớn ngư dân tại địa phương đều chưa biết các tiếp cận nguồn vốn vay như thế nào.

Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ngư dân kỳ vọng có thêm điều kiện để đầu tư đóng mới, nâng cấp và cải hoán tàu cá vươn khơi bám biển dài ngày hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay hầu hết ngư dân vẫn còn băn khoăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này.

Hơn 30 năm gắn bó với nghề biển, ông Ngô Đức Tâm, ngư dân ở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, để bám ngư trường dài ngày và đánh bắt hiệu quả thì phải đầu tư đóng tàu công suất lớn. Hai năm trước, ông Tâm đã mạnh dạn vay vốn nâng cấp công suất tàu cá lên trên 200 CV. Bây giờ ông Ngô Đức Tâm rất vui khi chủ trương mới đã tạo điều kiện cho bà con vươn khơi xa.

“Hiện nay tàu thuyền của bà con ngư dân đã có sẵn, nguyện vọng của ngư dân ở đây muốn vay vốn để sửa chữa lại tàu cho vững chắc hơn hoặc là mua máy tàu có công suất lớn hơn, mạnh hơn để ra khơi”, ông Tâm cho biết.

Theo kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên - Huế được phân bổ đóng mới 45 tàu cá và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, công suất từ 400 CV trở lên. Nhưng, hiện nay người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

Ông Lê Giáp, ngư dân ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, hầu hết ngư dân đều muốn nắm bắt cơ hội này để đóng mới, cải hoán tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ, nhưng hiện nay ngư dân đều không biết tiếp cận nguồn vốn vay như thế nào.

“Ngư dân mong muốn Chi cục thủy sản cho ngư dân biết rõ hơn về quy trình, thủ tục hoàn thiện hồ sơ để đăng ký vay vốn. Hiện nay ngư dân không biết vay vốn ở chỗ nào, cơ quan nào cấp phát hồ sơ…”, ông Giáp cho hay.

Đến thời điểm này, đã có 92 hộ ngư dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đăng ký đóng mới và nâng cấp cải hoán tàu có công suất từ 400 CV trở lên. Thế nhưng, tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn chưa có danh sách chính thức các hộ được xét duyệt vay vốn. Ngoài ra, điều kiện và quy định trong việc thẩm định cho vay của các ngân hàng thương mại khiến nhiều ngư dân không mặn mà.

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, khi nghe thông tin có chính sách hỗ trợ, ngư dân đều háo hức trước cơ hội phát triển. Tuy nhiên, Sở có trách nhiệm lực chọn được đối tượng có năng lực để đóng mới, cải hoán phù hợp với khả năng tài chính, khả năng, kinh nghiệm sản xuất có đáp ứng nhu cầu hay không.

Nhằm tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân tiếp cận nguồn vốn từ Nghị định 67 của Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại cùng chính quyền các địa phương giúp đỡ người dân dễ dàng vốn vay, tránh trình trạng thiếu thống nhất giữa các địa phương và ngân hàng.

Ông Lê Trường Lưu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, hiện nay tỉnh đã chỉ đạo làm thế nào để người dân khi tiếp cận các nguồn vốn vay chỉ cần một bộ hồ sơ thủ tục, tránh trình trạng Hội đồng thẩm định của xã của huyện làm rồi chuyển qua ngân hàng thì chưa thống nhất.

“Chúng tôi đã chỉ đạo các ngân hàng cùng tham gia với Hội đồng thẩm định của xã, của huyện ngay từ khâu ban đầu, để khi UBND tỉnh ký danh mục cho các hộ dân tham gia thì ngân hàng đảm bảo giải ngân được ngay”, ông Lưu khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Bí quyết làm giàu: Trồng sơ ri trên đất phèn Bí quyết làm giàu: Trồng sơ ri trên đất phèn

Từ khi chuyển qua trồng sơ ri trên đất phèn, hơn 100 hộ dân ở xã Mỹ Thuận (H.Bình Tân, Vĩnh Long) đã từng bước ổn định kinh tế, vươn lên khá giả.

14/04/2017
Nuôi dê nhốt chuồng thu nhập ổn định Nuôi dê nhốt chuồng thu nhập ổn định

Nhờ mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, gia đình anh Phan Trí Khái, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ) có nguồn thu nhập ổn định hàng n

14/04/2017
Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi cá đĩa Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi cá đĩa

Đã có thú vui nuôi cá đĩa từ năm 1996 nhưng mãi năm 2006, anh Thái Văn Hiếu mới chính thức đầu tư nuôi loại cá này để kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình.

17/04/2017
Nuôi Nuôi "chim khổng lồ" lãi 5 tỷ: Tiết lộ tuyệt chiêu nuôi chim

Chim khổng lồ - đà điểu là loài dễ nuôi. Để nuôi đà điểu như một nghề mang lại lợi nhuận cao là điều không dễ dàng cho những hộ nông dân thiếu thông tin

17/04/2017
Khởi nghiệp từ mô hình trồng lan, lãi nửa tỷ đồng/năm Khởi nghiệp từ mô hình trồng lan, lãi nửa tỷ đồng/năm

Mỗi năm cung ứng cho thị trường trên dưới 10.000 chậu hoa, với giá dao động từ 40 - 400 ngàn đồng/chậu (tùy loại), sau khi trừ chi phí lãi nửa tỷ đồng.

18/04/2017