Ngư Dân Quảng Ngãi Tiếp Tục Trúng Đậm Cá Ngừ, Ruốc Và Cá Cơm

Một tuần qua, ngư dân hành nghề lưới vây ở xã Bình Thạnh, Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ra khơi đánh bắt hải sản, tàu nào cũng được lộc biển đầu năm, đặc biệt trúng đậm cá ngừ.
Mỗi tàu sau 1 chuyến ra khơi ngắn ngày (1 đến 5 ngày) đạt từ 1 - 3 tấn/tàu. Tàu QNg 55538 của ông Nguyễn Xuân Hòa đánh một mẻ lưới thu được hơn 3 tấn cá ngừ, bán được 148 triệu đồng. Tàu QNg 90190 TS của ngư dân Nguyễn Thanh Thọ, cũng chỉ một mẻ lưới thu gần 1,5 tấn cá, bán được 70 triệu đồng. Đặc biệt, ngư dân ở thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp được mùa cá ngừ với sản lượng mỗi tàu từ 2 đến 4 tấn.
Cá ngừ được ngư dân tập kết về cảng Sa Cần ở xã Bình Thạnh để bán lại cho các thương lái. Hiện giá cá ngừ dao động từ 45.000 - 50.000 đồng/kg nên nhiều chủ tàu có thu nhập cao từ 150 triệu đồng đến gần 200 triệu đồng/chuyến.
Trong khi đó, nhiều tàu cá của ngư dân xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ đánh bắt gần bờ trúng đậm ruốc và cá cơm. Chỉ một buổi đánh bắt, mỗi tàu thu được từ 1 - 1,5 tấn ruốc với giá từ 25.000 - 35.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được từ 8,5 - 18,5 triệu đồng, ngư dân đi bạn được chia từ 1,4 - 3,5 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thế nhưng, ở đấy có những con người không quản ngại gian khó, lặng lẽ làm kinh tế, biến vùng đất ấy “sinh” ra quả ngọt để làm giàu. Tiêu biểu là gia đình anh Nguyễn Hữu Chánh, thôn Tình Phú Tây, xã Hành Minh.

Xã Tỏa Tình là nơi sinh sống của cộng đồng người Mông huyện Tuần Giáo. Khi đặt chân lên vùng đất này, hình ảnh đầu tiên trong mắt chúng tôi là những nương ngô, nương lúa xen lẫn với những vườn cà phê, sa nhân, táo mèo... cho thấy sự trù phú, no đủ của bà con người Mông nơi đây.

Cùng với Trà Bồng, huyện Tây Trà cũng được biết đến là vùng đất của cây quế. Song, tại mảnh đất này, còn có một loại cây trồng khác cũng đã gắn bó lâu đời với đồng bào Cor. Đó là cây chè xanh ở vùng núi cao phía bắc đỉnh núi Cà Đam. Đây là ngọn núi cao nhất Quảng Ngãi, thuộc thôn Trà Vân, xã Trà Nham.

Mô hình được triển khai trên diện tích 5ha tại 3 bản: Pa Ham 1, Pa Ham 2 và Mường Anh với sự tham gia của 90 hộ dân, tổng kinh phí gần 60 triệu đồng. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ toàn bộ về giống, vật tư, phân bón, thuốc BVTV.

Được biết, Tân Phước thuộc vùng Đồng Tháp Mười là vùng khóm chuyên canh của tỉnh Tiền Giang, với diện tích trên 15.000 ha, sản lượng trên 200.000 tấn trái/năm. Cây khóm đã nhiều năm bén rễ trên vùng đất nhiễm phèn, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và chế biến XK.