Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Quảng Ngãi Khó Kép

Ngư Dân Quảng Ngãi Khó Kép
Ngày đăng: 26/06/2014

Thời gian qua, hoạt động khai thác đánh bắt trên biển gặp khó khăn, sản lượng suy giảm cộng với giá bán các mặt hàng thủy hải sản lại giảm khiến nhiều ngư dân gặp khó...

Dù là vụ đánh bắt chính trong năm nhưng thời gian qua, nhiều tàu của ngư dân trở về với khoang vơi cá. Đây là điều bất ngờ với họ. Bởi nói như chủ tàu Lê Văn Cả, ngụ xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) hành nghề lưới vây ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì: “Vụ này mọi năm cá, mực rất nhiều. Thậm chí có chuyến tôi gặp liên tục mấy luồng cá lớn. Nhưng không biết sao năm nay mực, cá ít lắm”.

Vì lẽ trên mà liên tiếp 3 phiên biển (từ tháng 3 đến tháng 5), lượng cá tàu ông Cả đánh bắt được giảm 1/3 so với mọi năm nên bị lỗ tổn. Thế nên chuyến biển vừa rồi, 2 con tàu có công suất 600 CV không còn sánh đôi trên cùng một vùng biển mà được ông Cả tách ra, chiếc đến Trường Sa, chiếc ra Hoàng Sa.

Lý giải cách làm này, ông Cả bảo để “vừa giúp chủ tàu và anh em đi bạn “dằn bụng” theo kiểu “chiếc này thất thu, chiếc kia còn bù”, vừa góp phần khẳng định “ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”.

Điều đáng nói hơn lẽ ra mất mùa, giá phải tăng. Thế nhưng đằng này, giá bán sỉ các loại thủy hải sản lại giảm (hoặc tăng nhẹ) khiến ngư dân khốn đốn vì lỗ tổn từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. “Hai phiên biển của tôi thì một phiên huề, một phiên lỗ tới 40 triệu đồng vì tàu về đúng lúc cá chuồn rớt giá”, ngư dân Trần Nhựt ở xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi) cho hay.

Ông Nhựt cho rằng nguyên do thị trường giá cả biến động thất thường và một số thương lái tung tin Trung Quốc không thu mua thủy hải sản của Việt Nam, để ép giá”. Mặc dù biết mình bị ép, nhưng những ngư dân như ông Nhựt không thể không bán. Vì “ngoài mấy ổng, chúng tôi còn biết bán cho ai? Với lại không bán liền, để lâu họ càng làm eo, giá càng giảm”, ông Nhựt cho hay.

Tiết lộ này của ông Nhựt không phải không có cơ sở, nhất là khi giá bán các loại thủy hải sản ở nhiều chợ cao ngất ngưởng. Ví dụ như cá chuồn, thương lái chỉ phải trả cho ngư dân tại cảng với giá 9.400 đồng/kg nhưng ở chợ, người tiêu dùng phải trả 15.000- 20.000 đồng/kg.

Nghịch lý này xảy ra là do ngư dân ít vốn, phải “hợp tác làm ăn” với thương lái, đầu nậu theo kiểu “người góp tiền, người góp công”, nhưng cái chính là vì thị trường thủy hải sản trong tỉnh thiếu sự kiểm soát của các ngành chức năng.

Thế mới có chuyện thương lái, đầu nậu lợi dụng sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tung tin “Trung Quốc đóng cửa khẩu” nhằm hạ giá các loại sản phẩm nông sản, thủy hải sản của người dân.

Thiết nghĩ, đã đến lúc các ngành chức năng cần vào cuộc để ổn định thị trường, đảm bảo hiệu quả đánh bắt thủy sản cho ngư dân.

So với tháng trước, giá bán sỉ các loại cá, mực hiện giờ có tăng nhẹ. Nhưng so với cùng kỳ năm trước, mức giá này vẫn giảm. Cụ thể, cá nục 10.000 - 11.000 đồng/kg, cá chuồn (hột) 10.000 - 12.000 đồng/kg, cá chuồn (xanh) 15.000 - 25.000 đồng/kg, cá ngừ đại dương 80.000 - 90.000 đồng/kg, cá thu 80.000 - 85.000 đồng/kg…, mực (tùy loại) 100.000 - 180.000 đồng/kg…


Có thể bạn quan tâm

Cá Voi Chết Hàng Loạt Trên Bờ Biển New Zealand Cá Voi Chết Hàng Loạt Trên Bờ Biển New Zealand

Hơn 60 con cá voi hoa tiêu đã chết trong vụ mắc cạn lớn tại một bãi biển hẻo lánh ở New Zealand. John Mason, một nhà quản lý địa phương của DOC, cho biết phần lớn số cá voi đã chết khi được phát hiện, và những hi vọng rằng những con sống sót có thể bơi ra biển trở lại lúc thuỷ triều lên hôm qua đã tan biến khi chúng lại bơi vào bờ

17/11/2011
Nghêu Chết Do Nhiễm Dầu Hỏa Nghêu Chết Do Nhiễm Dầu Hỏa

Các nhà chuyên môn xác định, đây là nguyên nhân chính làm cho nghêu nuôi bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn hô hấp… dẫn đến chết.

17/07/2012
Giao Đất 50 Năm Cho Dân: Cú Hích Cho Nông Nghiệp Giao Đất 50 Năm Cho Dân: Cú Hích Cho Nông Nghiệp

Chủ trương sửa đổi Luật Đất đai tới đây sẽ nâng thời hạn giao đất nông nghiệp lên thành 50 năm. Vậy thời hạn này liệu đã đáp ứng được kỳ vọng của nông dân và cần thực hiện giao đất như thế nào?

25/06/2012
Bể Biogas Composite Bể Biogas Composite

Chỉ cần vài tiếng đồng hồ lắp đặt, bà con nông dân đã có thể đưa vào sử dụng ngay một bể biogas bằng chất liệu composite siêu bền. Trước đây, các hộ chăn nuôi, trang trại, gia trại chủ yếu xây dựng hầm biogas bằng chất liệu gạch và xi măng. Nhưng bể biogas xây bằng gạch có nhiều nhược điểm như dễ bị nứt, lún, bể xây càng to rủi ro càng lớn

21/11/2011
Nhiều Biện Pháp Thâm Canh Lúa Được Áp Dụng Nhiều Biện Pháp Thâm Canh Lúa Được Áp Dụng

Nông dân tham gia mô hình được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón NPK Việt Nhật và được hỗ trợ 100% giá phân bón. NPK Việt Nhật được dùng cho từng thời kỳ, gồm 2 loại là NPK 16:12:8 dùng cho bón lót, bón thúc và NPK 16:8:14 dùng cho bón đón đòng. Qua theo dõi cho thấy sử dụng phân bón NPK Việt Nhật lúa đẻ nhánh khoẻ, số nhánh hữu hiệu cao, lá màu xanh sáng, cây cứng, ít sâu bệnh. Sử dụng phân bón NPK Việt Nhật cho năng suất lúa khá cao, đạt khoảng 300kg/sào, cao gấp 1,4 lần so với sử dụng phân đơn; trong khi số lần sử dụng thuốc BVTV giảm hẳn.

17/07/2012