Ngư Dân Quảng Ngãi Được Mùa Cá Cơm Đầu Năm

Từ giữa tháng 2 đến nay, ngư dân các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Mộ Đức (Quảng Ngãi) được mùa cá cơm.
Bình quân mỗi đêm ngư dân đánh bắt từ 20-30 tấn cá, giá bán từ 12.000-15.000 đồng/kg, bà con thu về từ 250-450 triệu đồng.
Riêng ngư dân huyện đảo Lý Sơn, trúng mùa cá cơm quế. Mỗi đêm bà con đánh bắt được từ 3-4 tấn cá cơm quế, thu từ 40-60 triệu đồng, sau khi trừ chi phí mỗi lao động thu nhập từ 500.000-700.000 đồng/đêm.
Ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn cho biết cá cơm quế có hàm lượng đạm cao, thích hợp cho việc chế biến nước mắm, hấp xuất khẩu, phơi khô… nên được nhiều cơ sở thu mua với số lượng lớn.
Một số tư thương mua để hấp, phơi khô đóng gói chuyển vào đất liền, đưa tiêu thụ đi các tỉnh Tây Nguyên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu. Ngoài ra một số doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở chế biến mua để chế biến nước mắm.
Cùng với ngư dân Lý Sơn, ngư dân xã Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh), Bình Châu (Bình Sơn), Phổ An, Phổ Quang (Đức Phổ), Nghĩa An, Nghĩa Phú (Tư Nghĩa) cũng huy động hơn 200 trăm chiếc thuyền ra khơi đánh bắt cá cơm, hàng đêm mỗi tàu đánh bắt từ 300-700 kg, thu về từ 3-8 triệu đồng.
Nhờ được mùa cá cơm nên trong 2 tháng đầu năm, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã khai thác được trên 14.000 tấn cá các loại, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước./.v
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều biện pháp duy trì và phát triển vùng nguyên liệu mía, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, diện tích mía trong tỉnh đang bị giảm mạnh.

Thời gian qua, nhận thấy trồng cây ăn trái theo kiểu manh mún nhỏ lẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đã tích cực vận động các nhà vườn tăng cường liên kết, thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ hợp tác (THT) và hợp tác xã (HTX) cây ăn trái. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế tập thể này đã và đang hứa hẹn sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ trái cây của nhà vườn trên địa bàn huyện.

“Thị trường cây giống luôn dao động, vì thế đòi hỏi người sản xuất phải luôn đi trước đón đầu tìm giống mới để không bị lạc hậu”. Đó là suy nghĩ của anh Lê Văn Thảo, được xem là “tỷ phú” cây giống mãng cầu ở ấp An Thạnh, xã Long Thới, huyện Chợ Lách.

Trong tháng 8/2015, công tác kiểm dịch động vật xuất nhập tỉnh và kiểm soát giết mổ được huyện Đức Linh thực hiện thường xuyên. Cụ thể, huyện đã kiểm dịch gần 180.000 con gia súc, gia cầm, trong đó gồm 25.799 con heo, 153.490 con gia cầm thương phẩm xuất ra ngoài huyện.

Đến nay, huyện Tánh Linh đã hình thành và mở rộng được trên 3.000 ha vùng lúa chất lượng cao với tỷ lệ 100% diện tích sử dụng giống lúa xác nhận từ Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ chương trình này đã lan tỏa ra các vùng lân cận, hầu hết các diện tích lúa trên địa bàn huyện đều sử dụng giống lúa xác nhận để gieo sạ…