Ngư Dân Quảng Ngãi Được Mùa Cá Cơm Đầu Năm

Từ giữa tháng 2 đến nay, ngư dân các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Mộ Đức (Quảng Ngãi) được mùa cá cơm.
Bình quân mỗi đêm ngư dân đánh bắt từ 20-30 tấn cá, giá bán từ 12.000-15.000 đồng/kg, bà con thu về từ 250-450 triệu đồng.
Riêng ngư dân huyện đảo Lý Sơn, trúng mùa cá cơm quế. Mỗi đêm bà con đánh bắt được từ 3-4 tấn cá cơm quế, thu từ 40-60 triệu đồng, sau khi trừ chi phí mỗi lao động thu nhập từ 500.000-700.000 đồng/đêm.
Ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn cho biết cá cơm quế có hàm lượng đạm cao, thích hợp cho việc chế biến nước mắm, hấp xuất khẩu, phơi khô… nên được nhiều cơ sở thu mua với số lượng lớn.
Một số tư thương mua để hấp, phơi khô đóng gói chuyển vào đất liền, đưa tiêu thụ đi các tỉnh Tây Nguyên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu. Ngoài ra một số doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở chế biến mua để chế biến nước mắm.
Cùng với ngư dân Lý Sơn, ngư dân xã Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh), Bình Châu (Bình Sơn), Phổ An, Phổ Quang (Đức Phổ), Nghĩa An, Nghĩa Phú (Tư Nghĩa) cũng huy động hơn 200 trăm chiếc thuyền ra khơi đánh bắt cá cơm, hàng đêm mỗi tàu đánh bắt từ 300-700 kg, thu về từ 3-8 triệu đồng.
Nhờ được mùa cá cơm nên trong 2 tháng đầu năm, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã khai thác được trên 14.000 tấn cá các loại, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước./.v
Có thể bạn quan tâm

Theo thương lái, giá quýt đường tăng trở lại là do quýt đường ở các nơi như An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh... hết mùa. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ quýt đường lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu tiêu thụ mạnh trở lại. Theo dự đoán từ đây đến Tết Nguyên đán giá quýt có thể sẽ tiếp tục tăng.

Chủ động tìm tòi, sáng tạo và chắt lọc những mô hình sản xuất mới lạ để có thể tạo ra các sản phẩm độc đáo thích ứng nhu cầu thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, chính là sự năng động thường thấy đối với không ít nhà nông ở Hậu Giang ngày nay.

Vai trò không thể phủ nhận của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp là mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân và cây trồng, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ đất, nguồn nước, làm cho lương thực, thực phẩm được an toàn. Những ưu điểm này đã được các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng để đem về sức sống cho đồng ruộng, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Chánh cho rằng: Trong điều kiện còn nhiều khó khăn của cả nước, cùng sự tác động suy thoái kinh tế và khủng hoảng thị trường thế giới, nhưng 4 năm qua, nền kinh tế Hậu Giang vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, tạo tiền đề quan trọng để phát triển chung cho cả giai đoạn 2011-2015.

Với những thuận lợi về hệ thống đê bao khép kín, kết hợp áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thúc đẩy nền nông nghiệp ở huyện Vị Thủy đạt cả 3 mặt. Năm 2014, là năm thứ 14 huyện Vị Thủy có sản lượng lúa đạt trên 200.000 tấn/năm.