Ngư Dân Quảng Ngãi Được Mùa Cá Cơm Đầu Năm

Từ giữa tháng 2 đến nay, ngư dân các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Mộ Đức (Quảng Ngãi) được mùa cá cơm.
Bình quân mỗi đêm ngư dân đánh bắt từ 20-30 tấn cá, giá bán từ 12.000-15.000 đồng/kg, bà con thu về từ 250-450 triệu đồng.
Riêng ngư dân huyện đảo Lý Sơn, trúng mùa cá cơm quế. Mỗi đêm bà con đánh bắt được từ 3-4 tấn cá cơm quế, thu từ 40-60 triệu đồng, sau khi trừ chi phí mỗi lao động thu nhập từ 500.000-700.000 đồng/đêm.
Ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn cho biết cá cơm quế có hàm lượng đạm cao, thích hợp cho việc chế biến nước mắm, hấp xuất khẩu, phơi khô… nên được nhiều cơ sở thu mua với số lượng lớn.
Một số tư thương mua để hấp, phơi khô đóng gói chuyển vào đất liền, đưa tiêu thụ đi các tỉnh Tây Nguyên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu. Ngoài ra một số doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở chế biến mua để chế biến nước mắm.
Cùng với ngư dân Lý Sơn, ngư dân xã Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh), Bình Châu (Bình Sơn), Phổ An, Phổ Quang (Đức Phổ), Nghĩa An, Nghĩa Phú (Tư Nghĩa) cũng huy động hơn 200 trăm chiếc thuyền ra khơi đánh bắt cá cơm, hàng đêm mỗi tàu đánh bắt từ 300-700 kg, thu về từ 3-8 triệu đồng.
Nhờ được mùa cá cơm nên trong 2 tháng đầu năm, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã khai thác được trên 14.000 tấn cá các loại, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước./.v
Có thể bạn quan tâm

Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.

Vừa qua, tại buổi tọa đàm “Những vấn đề đặt ra đối với hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững của nước ta trong tình hình mới” (do UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức tại TP. Cao Lãnh), thông qua những tham luận, trao đổi, các chuyên gia nhận định các địa phương cần chuẩn bị hành trang vững chắc cho việc vươn mình ra “biển lớn” - hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tiến tới tái cơ cấu kinh tế.

Hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh đang tích cực tái đàn gia súc, gia cầm (GSGC) nhằm cung ứng cho thị trường cuối năm. Ðiều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện giá sản phẩm GSGC đang hồi phục.

Thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển và lan nhanh trên vật nuôi. Vì thế, ngành chức năng của huyện Vân Canh đã triển khai nhiều biện pháp giúp nông dân chủ động đối phó với dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC) có thể xảy ra trên địa bàn.

Sau 3 năm thực hiện trồng chè sạch theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), Công ty TNHH một thành viên Chè Bàu Cạn đã từng bước nâng tầm thương hiệu sản phẩm chè, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.