Ngư Dân Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Trúng Lộc Trời Đầu Năm

Liên tục trong những ngày sau Tết Ất Mùi 2015, ngư dân các xã ven biển huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) trúng đậm cá trích.
Đội thuyền của anh Nguyễn Thành (thôn An Lộc, xã Quảng Công) ra khơi từ ngày mùng 4 Tết. Tưởng chừng mẻ lưới đầu tiên chỉ để “lấy ngày”, không ngờ khi kéo lên đã bắt được hơn 1 tạ cá. Không riêng gì thuyền của anh Thành mà tất cả các ghe thuyền của ngư dân xã Quảng Công đều có “Lộc trời”.
Đặc biệt vào sáng 25/2 (tức mùng 7 Tết), ngư dân Quảng Công trúng đậm cá Trích đầu năm. 46 ghe thuyền của bà con ngư dân các thôn An Thành, Hải Thành, Tân Thành, An Lộc, Cương Gián đánh bắt được 15 tấn cá trích.
“Hiếm có năm nào ngư dân đi lộng như chúng tôi lại trúng đậm mùa cá trích như thời điểm này. Từ lúc đi biển đến bây giờ đây là lần trúng cá trích lớn nhất. Từ ngày mùng 4 Tết đến nay, ngày nào cũng đánh được trên 1 tạ cá; riêng hôm nay trên 3,5 tạ cá trích” - anh Thành vui vẻ cho biết.
Sau nhiều lần trúng cá của những ngày cuôi năm, bước sang năm mới Ất Mùi chúng tôi lại được “Lộc trời”, người dân mừng lắm. Hy vọng vụ cá trích đầu năm này là tín hiệu vui cho một năm làm ăn thuận lợi của ngư dân Quảng Điền - ông Lê Truyền, một ngư dân thôn An Thành phấn khởi nói.
Hiện tại 2 xã vùng biển Quảng Công, Quảng Ngạn có 240 tàu thuyền tham gia hoạt động đánh bắt nguồn lợi thủy sản trên biển gần bờ. Nhờ cá Trích về, trung bình mỗi ngày, thuyền đi lộng ở đây có thể khai thác được 1 đến 2 tạ cá, thu về 400.000 đồng đến 800.000 đồng/ngày.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình 3 giảm 3 tăng (3G3T) trong sản xuất lúa giúp nông dân từng bước tiếp cận với những phương thức, kỹ thuật canh tác lúa đem hiệu quả kinh tế cao, hiện mô hình này giúp nông dân ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nâng cao thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa, ngô, đậu tương ở tỉnh Hà Giang bị giảm năng suất hoặc mất trắng. Nặng nhất là ở hai huyện phía tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần có hàng trăm ha ngô đến kỳ cho thu hoạch người dân mới phát hiện ra bắp ngô chỉ có nõn chứ không có hạt hoặc có cũng rất ít.
Liên tục các vụ sản xuất lúa gần đây, nông dân ở xã Long Khánh A và Long Khánh B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) “đau đầu” khi xuống giống xong, lúa không đâm chồi, chết cây giai đoạn mạ hoặc một số diện tích khác khi trổ chín bị rụt bông, không thu hoạch được.
Với đặc tính hạt màu vàng cam, dạng nửa đá, múp đầu, sâu cay, hạt to nặng, SSC 2095 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của nông dân.

Cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh, lấy lá ăn sống hoặc dùng trong đông y; giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thương lái đi mua gom cây đinh lăng với giá cao khiến loại cây này trở nên khan hiếm. Vì sao?