Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiền Giang Phát Triển Mô Hình Cá + Lúa Trên Đất Ngập Lũ

Tiền Giang Phát Triển Mô Hình Cá + Lúa Trên Đất Ngập Lũ
Ngày đăng: 10/07/2012

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên nền đất lúa, tạo ra cơ cấu sản xuất phù hợp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân, tỉnh Tiền Giang sẽ triển khai Dự án Phát triển mô hình cá + lúa trên nền đất ngập lũ.

Mô hình này do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chọn tỉnh Tiền Giang triển khai. Thời gian thực hiện trong hai năm 2012 - 2013 với tổng kinh phí đầu tư 395 triệu đồng, 28 hộ nông dân tham gia trên diện tích 3 ha.

Trước mắt, trong năm đầu tiên của Dự án, tỉnh Tiền Giang chọn 5 hộ dân với quy mô sản xuất 1 ha tại xã đầu nguồn vùng lũ Mỹ Trung, Cái Bè để triển khai thí điểm, đúc kết kinh nghiệm nhân rộng.

Theo ông Mai Thành Lộc - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Tiền Giang, mục tiêu mô hình nhằm chuyển giao kỹ thuật luân vụ cá + lúa mới mẻ cho bà con vùng khó khăn, khuyến khích người dân đa dạng cơ cấu cây trồng vật nuôi, giảm rủi ro trong quá trình sản xuất bởi nguyên nhân độc canh cây lúa.

Các đối tượng nuôi thủy sản chính áp dụng trong mô hình cá + lúa gồm: Cá rô đồng, cá sặc rằn và cá mè vinh được nuôi bằng các thức ăn viên công nghiệp phù hợp, mật độ thả nuôi 10 con/m² mặt nước và năng suất trên 10 tấn/ha.

Để tăng sức lan tỏa của mô hình trong cộng đồng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia coi trọng công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi theo mô hình mới, kịp thời tổng kết, nhân rộng thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng... nhằm giúp nhân dân vùng ngập lũ tiếp cận và áp dụng thành công mô hình cá + lúa để ổn định cuộc sống theo hướng "chung sống với lũ".


Có thể bạn quan tâm

Cà Phê Tây Nguyên Tăng Giá Mạnh Cà Phê Tây Nguyên Tăng Giá Mạnh

Cà phê thế giới tăng kéo giá cà phê Việt Nam tăng theo. Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công Thương (VITIC), sáng 1/8, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên đã có phiên tăng thứ 4 liên tiếp với mức tăng rất mạnh 1,2 triệu đồng/tấn lên 40,8-41,6 triệu đồng/tấn.

02/08/2014
Nuôi Tôm Tại Quảng Ngãi Bỏ Thì Thương, Vương Thì Khổ Nuôi Tôm Tại Quảng Ngãi Bỏ Thì Thương, Vương Thì Khổ

Các xã ven biển của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã từng được quy hoạch là vùng nuôi tôm trên cát của tỉnh Quảng Ngãi với diện tích thả nuôi khoảng 300 ha/năm. Thế nhưng, các vùng nuôi tôm trọng điểm này hiện chỉ là vùng đất hoang vắng. Hàng chục hồ nuôi tôm trơ đáy, các máy sục khí hoen rỉ nằm chất đống... là những gì sót lại sau nhiều vụ nuôi tôm thất bát.

18/07/2014
Tịnh Biên (An Giang) Phát Triển “Cánh Đồng Lớn” 1.176 Héc-Ta Tịnh Biên (An Giang) Phát Triển “Cánh Đồng Lớn” 1.176 Héc-Ta

Vụ hè thu năm nay, huyện Tịnh Biên (An Giang) phát triển “Cánh đồng lớn” 1.176 héc-ta. Trong đó, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang thực hiện chuỗi giá trị liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại xã Tân Lập, với diện tích 660 héc-ta; Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện tại các xã Núi Voi, Tân Lập, Tân Lợi, Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Hảo…, với diện tích 516 héc-ta.

02/08/2014
Sản Lượng Chế Biến Hải Sản Giảm Do Thiếu Nguyên Liệu Sản Lượng Chế Biến Hải Sản Giảm Do Thiếu Nguyên Liệu

Tuy nhiên, đây cũng là căn bệnh “trầm kha” của ngành chế biến hải sản trong nhiều năm trở lại đây vì nguồn cung trong nước không bảo đảm. Ngoài ra còn do tình trạng thương nhân Trung Quốc thu mua hải sản vẫn còn xảy ra trên địa bàn tỉnh.

18/07/2014
Lúa Mùa Nổi Giá 12.000 - 13.000 Đ/kg Lúa Mùa Nổi Giá 12.000 - 13.000 Đ/kg

Ông Nguyễn Văn Văn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn (An Giang), cho biết: Hiện nay, vùng Tứ giác Long Xuyên có khoảng 60 ha diện tích lúa mùa nổi, tập trung ở xã Vĩnh Phước và Lương An Trà. Đa phần người dân trồng lúa mùa nổi không dùng phân, thuốc BVTV mà chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên hạt gạo sạch và dinh dưỡng cao.

02/08/2014