Ngư Dân Ninh Thuận Được Mùa Tôm Hùm Giống

Mùa tôm hùm giống bắt đầu từ tháng chạp năm trước đến tháng tư âm lịch năm sau. Năm nay, tôm hùm giống xuất hiện dày, ngư dân hành nghề bắt tôm hùm giống trong tỉnh Ninh Thuận có thu nhập khá.
Anh Phạm Văn Hùng, ở thôn Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, Ninh Hải), cho biết: Nếu như năm ngoái, đầu vụ tôm hùm giống xuất hiện nhiều, sau đó giảm dần, thì năm nay ngược lại. Sau Tết Nguyên đán, tôm hùm giống vào bờ ít, mỗi đêm ghe nào trúng chỉ được mươi con.
Tuy nhiên, nhờ giá cao, loại tôm hùm sao 300.000 đồng/con; tôm hùm xanh 150.000 đồng/con nên ngư dân có thu nhập khá. Từ cuối tháng 2 âm lịch đến nay, tôm xuất hiện ngày càng nhiều, có ghe mỗi đêm bắt được 40-50 con. Mặc dù giá tôm giảm xuống còn 200.000 đồng/con, nhưng nhờ số lượng nhiều nên ngư dân vẫn có thu nhập cao.
Ngư dân huyện Thuận Nam cũng có niềm vui tương tự. Ông Ngô Thành, ở thôn Lạc Sơn 1, xã Cà Ná, cho biết: Trong thôn có khoảng 300 hộ làm nghề đi lộng, kết hợp bắt tôm hùm giống. Năm nay, con nước thay đổi, tôm nhiều. Nghề bắt tôm hùm giống hiện nay có bước cải tiến, ngoài sử dụng lưới giũ, vụ này ngư dân chú trọng dùng lưới mành kết hợp cột cây khoan lỗ “dụ” tôm con vào trú ẩn.
Toàn tỉnh có 2 khu vực nuôi tôm hùm chính là vịnh Vĩnh Hy và vịnh Phan Rang; trong đó, tập trung nhiều nhất ở Vĩnh Hy, 70 lồng. Theo ngành Thủy sản, khu vực vịnh Vĩnh Hy có thể phát triển lên 200 lồng nuôi, tuy nhiên do giống tôm hùm hiện nay hoàn toàn phục thuộc vào tự nhiên, nên hộ nuôi khó chủ động mở rộng diện tích. Năm nay trúng mùa tôm hùm giống góp phần nâng cao thu nhập cho ngư dân, vừa cung cấp nguồn giống dồi dào cho các hộ nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Ban đầu do chưa biết kỹ thuật nuôi nên ông đã mày mò tìm hiểu từ sách báo, và dần dà ông cũng biết cách chăn nuôi. Vì vậy, chỉ 6 tháng sau, gà đã cho lợi nhuận từ trứng hàng ngày. Thấy có thể thoát nghèo từ nuôi gà, ông mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng vay 100 triệu đồng về xây chuồng trại và nhân đàn gà lên 2000 con.

Khi đánh giá về tác động sản xuất vụ đông, đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê thẳng thắn trao đổi: Quá trình sản xuất nhiều năm cho thấy, diễn biến thời tiết sản xuất vụ đông thường phức tạp.

Được biết, mô hình nuôi bò vỗ béo của dự án Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam thông qua Hội Nông dân huyện Tam Nông hoạt động có hiệu quả. Hội Nông dân huyện đang phát huy và nhân rộng, với mức hỗ trợ sẽ được nâng lên nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, xóa đói giảm nghèo cho địa phương.

Sau một thời gian tìm đến các mô hình sản xuất, chăn nuôi trang trại lớn ở trong huyện, trong tỉnh học tập kinh nghiệm, đến năm 2008 ông Chương đã mạnh dạn bàn bạc với gia đình vay thêm vốn đầu tư xây dựng trang trại để chăn nuôi lợn với tổng số vốn gần 1 tỷ đồng.

Diện tích tự nhiên hơn 4.800ha, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn có 3.006 hộ với 12.084 khẩu sinh sống ở 22 khu dân cư, trong đó dân tộc Kinh chiếm 48%, Mường 46%, còn lại là dân tộc Dao và dân tộc khác.