Ngư Dân Ninh Thuận Được Mùa Tôm Hùm Giống

Mùa tôm hùm giống bắt đầu từ tháng chạp năm trước đến tháng tư âm lịch năm sau. Năm nay, tôm hùm giống xuất hiện dày, ngư dân hành nghề bắt tôm hùm giống trong tỉnh Ninh Thuận có thu nhập khá.
Anh Phạm Văn Hùng, ở thôn Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, Ninh Hải), cho biết: Nếu như năm ngoái, đầu vụ tôm hùm giống xuất hiện nhiều, sau đó giảm dần, thì năm nay ngược lại. Sau Tết Nguyên đán, tôm hùm giống vào bờ ít, mỗi đêm ghe nào trúng chỉ được mươi con.
Tuy nhiên, nhờ giá cao, loại tôm hùm sao 300.000 đồng/con; tôm hùm xanh 150.000 đồng/con nên ngư dân có thu nhập khá. Từ cuối tháng 2 âm lịch đến nay, tôm xuất hiện ngày càng nhiều, có ghe mỗi đêm bắt được 40-50 con. Mặc dù giá tôm giảm xuống còn 200.000 đồng/con, nhưng nhờ số lượng nhiều nên ngư dân vẫn có thu nhập cao.
Ngư dân huyện Thuận Nam cũng có niềm vui tương tự. Ông Ngô Thành, ở thôn Lạc Sơn 1, xã Cà Ná, cho biết: Trong thôn có khoảng 300 hộ làm nghề đi lộng, kết hợp bắt tôm hùm giống. Năm nay, con nước thay đổi, tôm nhiều. Nghề bắt tôm hùm giống hiện nay có bước cải tiến, ngoài sử dụng lưới giũ, vụ này ngư dân chú trọng dùng lưới mành kết hợp cột cây khoan lỗ “dụ” tôm con vào trú ẩn.
Toàn tỉnh có 2 khu vực nuôi tôm hùm chính là vịnh Vĩnh Hy và vịnh Phan Rang; trong đó, tập trung nhiều nhất ở Vĩnh Hy, 70 lồng. Theo ngành Thủy sản, khu vực vịnh Vĩnh Hy có thể phát triển lên 200 lồng nuôi, tuy nhiên do giống tôm hùm hiện nay hoàn toàn phục thuộc vào tự nhiên, nên hộ nuôi khó chủ động mở rộng diện tích. Năm nay trúng mùa tôm hùm giống góp phần nâng cao thu nhập cho ngư dân, vừa cung cấp nguồn giống dồi dào cho các hộ nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Đến thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải (Ninh Hải) vào thời điểm vụ đông (vụ trồng chính), chúng tôi thấy những rẫy hành, tỏi trồng khoảng 2-3 tháng đang phủ màu xanh mướt mắt.

Dự án “Phát triển chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ tại huyện Phổ Yên (Thái Nguyên)” nằm trong Chương trình Phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi do Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên triển khai trong 2 năm (từ tháng 1/2011 đến hết năm 2012) đã mang lại hiệu quả rõ nét. Dự án đã tạo ra những mô hình điểm về chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Chỉ với 500m2 rau xanh, bình quân mỗi tháng anh Huỳnh Văn Hương (trong ảnh), thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn thu được gần 4 triệu đồng.

Bệnh chồi cỏ hại mía xuất hiện ở Tân Kỳ (Nghệ An) mới vài năm nay nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Mặc dù ngành nông nghiệp Nghệ An đã thực hiện các mô hình để diệt chồi cỏ song hiệu quả không cao. Trước tình hình đó, Công ty mía đường Sông Con hướng dẫn nông dân xử lý bệnh bằng vôi bột, hiệu quả thấy rõ…

Trong những tháng đầu năm, do điều kiện thời tiết diễn biến không thuận lợi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, một số nơi bị ô nhiễm nguồn nước nên tình hình tôm nuôi của bà con trên địa bàn huyện Giá Rai gặp nhiều khó khăn. Qua kiểm tra thực tế của các ngành chức năng cho thấy, hiện có 86ha tôm nuôi theo mô hình kết hợp bắt đầu xuất hiện tôm nuôi chết rải rác ở một số nơi, chủ yếu tập trung ở thị trấn Giá Rai và xã Tân Thạnh.