Ngư Dân Mỹ An Trúng Tôm Hùm Giống

Từ tháng 11.2014 đến nay, ngư dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã đánh bắt được trên 45.000 con tôm hùm giống (THG) các loại, tăng gấp 3 lần so với cùng vụ năm trước, cao nhất từ trước tới nay ở địa phương. Trong đó, chủ yếu tôm sao, chiếm trên 90%.
Loại tôm này tiêu thụ với giá cao hơn so với tôm xanh, tôm dài và tôm trắng. Từ đầu vụ, tôm sao có giá trên 350 ngàn đồng/con, hiện nay rớt còn 220 ngàn đồng/con. Tuy vậy, với giá này, người khai thác THG từ đầu vụ đến nay vẫn trúng to.
Ông Phan Văn Luận, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Xuân Thạnh của xã Mỹ An, cho biết: Toàn thôn có 457 hộ thì đã có 130 hộ tham gia đánh bắt THG. Nhiều hộ sau một ngày đêm thả lưới bắt tôm, trừ chi phí xong còn thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng, không ít hộ thu cao từ 15 - 20 triệu đồng trở lên.
Nghề khai thác, đánh bắt THG đầu tư chi phí không cao, nhất là đóng ghe, thúng và ngư lưới cụ chưa tới 30 triệu đồng, chỉ cần trúng thì một vài hôm đánh bắt đã lấy lại vốn, còn có thu nhập cao, nên nhiều hộ đầu tư vốn đóng ghe, thúng tham gia đánh bắt THG.
Theo ông Hồ Thanh Hiệp, Chủ tịch UBND xã Mỹ An, hơn 2 tháng qua, gần 400 hộ ngư dân ở 3 xã biển Xuân Thạnh, Xuân Thạnh Nam và Xuân Bình với hơn 135 thúng gắn máy đã tập trung đánh bắt THG, thu nhập rất cao. Hộ có phương tiện trừ chi phí thu lãi 50 - 70 triệu đồng, không ít hộ thu lãi cả trăm triệu đồng, người đi công bình quân thu nhập trên chục triệu đồng/tháng, toàn xã có tổng thu nhập hàng tỉ đồng từ THG.
Biển càng động thì mật độ THG vào bờ càng dày. Hiện nay, ngư dân trong xã tiếp tục đầu tư đóng ghe, thúng, trang bị ngư lưới cụ để khai thác THG.
Có thể bạn quan tâm

Những ruộng lạc đã đến kỳ thu hoạch ở xã Diễn Thịnh - vùng trồng lạc tập trung của huyện Diễn Châu (Nghệ An) phủ một màu đen héo úa. Vào vụ thu hoạch, nhưng nông dân không phấn khởi vì lạc bị giảm năng suất so với mọi năm...

Không như mọi ngày, sáng nay anh Lập dậy hơi muộn. Dư vị của trận nhậu tưng bừng tối hôm qua vẫn còn làm anh uể oải. Bữa tiệc do một khách hàng khao mừng việc con heo nái của mình đã hạ sinh được 14 con mà vẫn “mẹ tròn con vuông”. Đó là “thành quả” do có “tay nghề” của con heo nọc giống mà anh Lập đã nuôi dưỡng hơn hai năm nay.

Quy trình đã triển khai hiệu quả tại 2 huyện trồng ca cao trọng điểm của Lâm Đồng là huyện Đạ Huoai và huyện Đạ Tẻh.

Mô hình trồng bắp tràng (bắp thu trái non) do Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) phối hợp với Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) triển khai thực hiện trên diện tích 504,5ha tại 2 xã Hội An Đông và Mỹ An Hưng A được đánh giá là cho hiệu quả rất cao so với trồng lúa.

Chúng tôi về ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh (Châu Thành - An Giang), nơi hình thành nhiều tổ sản xuất đạt giá trị kinh tế trung bình trên 50 triệu đồng/ha nhờ nuôi lươn, giúp nhiều hộ dân giàu lên. Ông Nguyễn Văn So, tổ 9, ấp Vĩnh Thuận cho biết: Nuôi lươn đạt giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa. Trước đây, với diện tích lúa, mỗi năm tôi chỉ canh tác được một mùa, mùa nước nổi ngồi nhìn nước ngập trắng đồng. Hoàn cảnh gia đình luôn túng quẫn, khó khăn.