Ngư Dân Mỹ An Trúng Tôm Hùm Giống

Từ tháng 11.2014 đến nay, ngư dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã đánh bắt được trên 45.000 con tôm hùm giống (THG) các loại, tăng gấp 3 lần so với cùng vụ năm trước, cao nhất từ trước tới nay ở địa phương. Trong đó, chủ yếu tôm sao, chiếm trên 90%.
Loại tôm này tiêu thụ với giá cao hơn so với tôm xanh, tôm dài và tôm trắng. Từ đầu vụ, tôm sao có giá trên 350 ngàn đồng/con, hiện nay rớt còn 220 ngàn đồng/con. Tuy vậy, với giá này, người khai thác THG từ đầu vụ đến nay vẫn trúng to.
Ông Phan Văn Luận, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Xuân Thạnh của xã Mỹ An, cho biết: Toàn thôn có 457 hộ thì đã có 130 hộ tham gia đánh bắt THG. Nhiều hộ sau một ngày đêm thả lưới bắt tôm, trừ chi phí xong còn thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng, không ít hộ thu cao từ 15 - 20 triệu đồng trở lên.
Nghề khai thác, đánh bắt THG đầu tư chi phí không cao, nhất là đóng ghe, thúng và ngư lưới cụ chưa tới 30 triệu đồng, chỉ cần trúng thì một vài hôm đánh bắt đã lấy lại vốn, còn có thu nhập cao, nên nhiều hộ đầu tư vốn đóng ghe, thúng tham gia đánh bắt THG.
Theo ông Hồ Thanh Hiệp, Chủ tịch UBND xã Mỹ An, hơn 2 tháng qua, gần 400 hộ ngư dân ở 3 xã biển Xuân Thạnh, Xuân Thạnh Nam và Xuân Bình với hơn 135 thúng gắn máy đã tập trung đánh bắt THG, thu nhập rất cao. Hộ có phương tiện trừ chi phí thu lãi 50 - 70 triệu đồng, không ít hộ thu lãi cả trăm triệu đồng, người đi công bình quân thu nhập trên chục triệu đồng/tháng, toàn xã có tổng thu nhập hàng tỉ đồng từ THG.
Biển càng động thì mật độ THG vào bờ càng dày. Hiện nay, ngư dân trong xã tiếp tục đầu tư đóng ghe, thúng, trang bị ngư lưới cụ để khai thác THG.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến nay, nông dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được 6.637 ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng là 5.210 ha, tôm sú 1.018 ha. Hiện dịch bệnh trên tôm nuôi đang diễn biến phức tạp, đã có 2.416 ha tôm thẻ chân trắng và 300 ha tôm sú bị thiệt hại, gây nhiều khó khăn cho người nuôi tôm địa phương.

Năm 2013 có thể nói là năm “thắng lợi” đối với nhiều người trồng khoai lang tím Nhật ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) bởi giá khoai luôn ở mức trung bình trên 800 ngàn đồng/tạ, có thời điểm “sốt giá” lên đến 1,3 triệu đồng/tạ.

Nhiều bà con nông dân gần xa đang rỉ tai nhau về mô hình trồng sen của anh Nguyễn Văn Chia, hội viên Chi hội Nông dân khu vực Bình Hòa A, phường Phước Thới, quận Ô Môn (TP.Cần Thơ) cho hiệu quả kinh tế cao.

Theo nhà vườn trồng bưởi Nguyễn Tấn Tư, ấp Hòa Định, xã Vĩnh Thới (Đồng Tháp, giá bưởi 4 tháng đầu năm luôn ổn định ở mức cao. Bưởi da xanh tại thời điểm này, thương lái mua tại vườn loại I (1 trái từ 1kg trở lên) giá dao động từ 40.000 - 52.000 đồng/kg; bưởi năm roi giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm rồi.

Đề án 1.000 sẽ tập trung chuyển đổi theo 4 đối tượng là lúa, mía, vườn tạp và chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong đó, chỉ tiêu phấn đấu cho các đối tượng sau khi được chuyển đổi sẽ tăng thêm giá trị sản xuất từ 1,5 – 2 lần trên cùng diện tích canh tác so với năm 2013.